Mầm non HOS - Câu chuyện về sự tận tâm |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ năm, 18/01/2018, 15:32 GMT+7 |
Trường mầm non HOS (Hands-on school) là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại Hands-on learning – học tập thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế tại Việt Nam. Hiện nay, HOS đang là sự lựa chọn, yêu mến và tin tưởng của nhiều bậc phụ huynh ở Hà Nội. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng gặp gỡ CEO Trần Trọng Hùng – người sáng lập ra trường mầm non HOS để tìm câu trả lời. Chào anh, cảm ơn anh đã dành thời gian cho Văn hoá Doanh nhân. Là người sáng lập nên trường mầm non HOS, trường mầm non đầu tiên áp dụng phương pháp giáo dục Hands-on learning. Anh có thể chia sẻ về phương pháp giáo dục này không ạ? Chào bạn, cảm ơn báo Văn hoá Doanh nhân đã quan tâm đến HOS. Hands-on learning là phương pháp giáo dục rất phổ biến tại các quốc gia phát triển nhưng lại còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hand-on learning là phương pháp học tập thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Phương pháp này chú trọng đến việc cho trẻ trải nghiệm thực tế, trẻ tự làm, tự thực hành, tự mày mò để tìm hiểu, sáng tạo và khám phá ra kiến thức của mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò xây dựng bối cảnh học tập, định hướng, dẫn dắt bằng những câu hỏi mở thông minh giúp trẻ tìm ra câu trả lời và ghi nhớ kiến thức sâu sắc. Ngoài ra nó sẽ giúp trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, chủ động và tự tin của mình. CEO Trần Trọng Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty FBL (Sở hữu trường mầm non HOS) Như anh vừa chia sẻ, Hands-on learning là phương pháp còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Vậy tại sao anh lại lựa chọn phương pháp giáo dục này khi xây dựng trường mầm non HOS? Đây là một câu chuyện dài. Thực tế tôi là một kỹ sư xây dựng, tôi cũng đã thành lập công ty riêng về xây dựng từ năm 2008. Nghề xây dựng rất vất vả, tôi thường phải đi sớm về muộn, công tác xa thường xuyên nên bỏ bê mọi việc nhà cho vợ. Năm 2014, vào một ngày cuối tuần hiếm hoi tôi được nghỉ ở nhà cùng vợ con. Nhìn 3 đứa con tranh giành, chành chọe, cãi cọ nhau mà tôi chợt nhận ra rằng mình đã phó mặc cho vợ quãng thời gian quá dài không trông nom, chăm sóc và dạy dỗ những đứa trẻ đáng yêu của mình. Nếu cứ tiếp tục vùi đầu vào công việc thế này thì chúng sẽ ra sao? Và tôi quyết định mình cần dành nhiều thời gian hơn cho bọn trẻ. Khi quyết định giảm bớt công việc, tôi cũng tìm hiểu, đọc các phương pháp giáo dục quốc tế. Tôi vô cùng bất ngờ và tiếc nuối khi nhận ra rằng giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng của con người, đó là giai đoạn quyết định đến sự phát triển não bộ, trí thông minh và sự nhạy cảm các giác quan của trẻ. Tuy nhiên khi tôi tìm hiểu, có rất nhiều trường chất lượng cao, rất nhiều phương pháp giáo dục nổi tiếng được áp dụng như Montessori, Reggio Mellia, Glenn Doman, Shichida... Tuy nhiên, đây là các trường chuyên biệt, mỗi trường áp dụng một phương pháp phù hợp với một số môn học, lĩnh vực khác nhau, chưa có phương pháp nào thật sự toàn diện đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy tôi quyết định bán lại công ty xây dựng, lúc đó đang làm ăn phát đạt, quyết tâm xây dựng một trường mầm non tốt nhất cho con mình và cho những đứa trẻ từ 0 – 6 tuổi. Tôi phải mất 3 tháng nghiên cứu cùng hai người bạn của mình, một người có 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục mầm non và trong đó 10 năm làm trong trường mầm non Quốc tế. Cuối cùng chúng tôi tìm ra được phương pháp giáo dục Hands-on learning. Hands-on learning thực sự khác biệt và vượt trội, bởi giáo dục trải nghiệm giúp chúng ta (cha, mẹ, giáo viên) phát hiện năng lực khác biệt của trẻ, từ đó phát huy tối ưu năng lực này. Chúng tôi mất thêm 1 năm nữa trước khi HOS ra đời. Đó là 1 năm đóng cửa nghiên cứu cùng các chuyên gia nước ngoài để họ chuyển giao và cùng chúng tôi xây dựng các chương trình, hệ thống đào tạo phù hợp tại Việt Nam. CEO Trần Trọng Hùng và cán bộ, giáo viên trường mầm non HOS Đầu tư vào nghề trái tay có gặp nhiều khó khăn không, thưa anh? Vô cùng khó khăn! Nhưng khó khăn lớn nhất của chúng tôi là việc khẳng định giá trị của phương pháp Hands-on learning. Đầu tiên là việc đón nhận của các bậc phụ huynh. Mặc dù đây là phương pháp được người nước ngoài áp dụng rất nhiều và từ rất lâu, nhưng nó lại quá mới mẻ đối với người Việt. Khi chúng tôi nói đến giáo dục Hands-on thì phụ huynh tuy rất thích nhưng lại chưa thực sự tin tưởng vì họ cần nhìn thấy sự chuyển hoá của trẻ. Nhưng để trẻ có thể ngấm, chuyển hoá và biểu hiện được kết quả giáo dục ra bên ngoài lại cần thời gian. Vì vậy thời gian đầu, chúng tôi gặp vô cùng nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh, cả trường chỉ có có 8 học sinh, là con em của cán bộ, giáo viên trong trường. Khó khăn thứ hai là việc tuyển giáo viên mầm non. Phương pháp Hands-on đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn của giáo viên, người luôn phải đứng vai trò xây dựng các bối cảnh học tập để dẫn dắt, định hướng cho trẻ. Vì vậy, giáo viên phải là những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn, có sức sáng tạo, lại phải luôn cập nhật, đổi mới trong xây dựng chương trình, đồ dùng, đồ chơi trải nghiệm cho trẻ. Vì vậy chúng tôi vô cùng gian nan khi tuyển giáo viên phù hợp, phần lớn phải tuyển vào rồi đào tạo thêm. Tôi tò mò là HOS được đầu tư quy mô như vậy, có thể nói là chỉn chu trong từng chi tiết, trong khi đó chỉ có 8 học sinh, vậy anh lấy đâu ra lợi nhuận để tiếp tục duy trì hoạt động của trường? Thực tế là tôi mở HOS không trong tâm thế một người làm kinh doanh, mà là tâm thế của một người cha xây trường cho con mình nên từ việc bài trí, sắp xếp, bố cục, màu sắc tới giáo cụ, giáo án chúng tôi đều làm rất chi tiết, tỉ mỉ, và có thể nói là không tiếc tiền (cười). Câu chuyện lợi nhuận cũng thế. Ngay từ đầu chúng tôi cũng đã lường trước được những khó khăn sẽ xảy ra, nên tôi cùng các đồng sự của mình đã trù bị trước việc chỉ có rất ít học sinh. Mặc dù vậy, chúng tôi luôn kiên định vì tin tưởng rằng, một phương pháp giáo dục tuyệt vời sớm muộn cũng sẽ được thừa nhận, 100% tâm huyết của chúng tôi sớm muộn cũng sẽ chạm được đến trái tim các bậc phụ huynh. Hiện nay HOS có tới gần 100 học sinh, có thể nói là giá trị của Hand-on learning đã được thừa nhận, các phụ huynh cũng rất yêu mến HOS bởi sự tận tâm của những người làm giáo dục. Anh còn điều gì trăn trở không? Điều làm tôi trăn trở nhất chính là cái tâm của người làm giáo dục. Đại đa số phụ huynh không hiểu nhiều về chương trình, phương pháp giáo dục thế nào là tốt cho con. dễ bị truyền thông dẫn dắt, đánh đồng lòng tin, khó phân biệt thật giả. Và cũng không có chuyên môn để đánh giá được trường mầm non thế nào là thật sự tốt cho trẻ. Do đó nếu người làm giáo dục (người chủ) mà không có tâm thì hoàn toàn có thể làm theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” mà phụ huynh không hề biết được. Nên tôi chỉ mong những người làm giáo dục phải lấy sự chuyển hóa của trẻ làm mục tiêu thì chất lượng mới được đảm bảo. Bên cạnh đó là sự quan tâm của cha mẹ dành cho việc học của trẻ ở độ tuổi 0-6 còn khá hời hợt. Họ có phần chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trong giai đoạn này, phần thiếu kiến thức và phần nữa là không có thời gian dạy trẻ, phó thác toàn bộ việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Mà các bạn biết đấy, trẻ ở trường có 8 tiếng, dạy gì thì dạy nhưng về nhà mà bố, mẹ, ông, bà không kết hợp uốn nắn, cứ dạy và đối xử với trẻ theo thói quen cũ thì chúng tôi có dạy gì cũng đổ sông đổ biển hết. Anh Trần Trọng Hùng trong một lần tham gia chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group và Tập đoàn Novaland thực hiện) Và câu hỏi cuối cùng, anh có dự định gì trong thời gian sắp tới với HOS không? Tất cả những thành quả hiện nay mới chỉ là những bước đi đầu tiên của chúng tôi. Tôi có tham vọng rằng một ngày nào đó, mọi trẻ em Việt Nam đều sẽ được học theo phương pháp Hand-on learning. Còn dự định ngắn hạn sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển thêm một số điểm trường tại khu vực Hà Nội. Cảm ơn anh rất nhiều. Chúc anh thật nhiều sức khoẻ để luôn giữ vững được tâm huyết và tình yêu đối với trẻ nhỏ. Thạch Ngọc * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|