top-banner-2

Thứ sáu, 03/10/2014, 10:33 GMT+7

Văn hoá kinh doanh đặc trưng ở Việt Nam qua lăng kính người ngoại quốc

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ sáu, 03/10/2014, 10:33 GMT+7

Ăn và uống là nét văn hoá không kém phần quan trọng trong kinh doanh của người Việt Nam. Nâng cốc chúc mừng trong các buổi tiệc hoặc đi karaoke là những hoạt động chính diễn ra sau bữa tối.

Công ty kiểm toán, kế toán hàng đầu là Grant Thornton mới đưa ra Chỉ dẫn kinh doanh tại Việt Nam 2014 nhằm phục vụ các doanh nhân và công ty nước ngoài đang muốn đến Việt Nam đầu tư và kinh doanh. Trong hướng dẫn có đề cập đến những nét văn hoá trong kinh doanh rất độc đáo của người Việt Nam.

Văn hoá kinh doanh đặc trưng ở Việt Nam qua lăng kính người ngoại quốc

Dưới đây là một số điểm được đề cập đến trong chỉ dẫn của Grant Thornton:

Namecard

Luôn luôn phải mang card visit khi bạn tới thăm Việt Nam hay tham dự các buổi họp và hội nghị kinh doanh. Khi gặp một ai đó lần đầu tiên, sẽ là lịch sự khi đưa card visit của bạn bằng 2 tay.

Khi nhận card, đừng bỏ ngay vào túi, hãy dành một vài phút để xem qua thông tin trên card của người đưa, nhớ phát âm chuẩn tên của họ và thể hiện việc bạn đánh giá cao cơ hội được gặp gỡ với họ. Sau khi kết thúc quá trình này, hãy đặt namecard vào trong ví của bạn để tỏ rõ sự tôn trọng.

Ngoài ra, nếu được, bạn nên có một chiếc name card song ngữ bẳng cả tiếng Anh và tiếng Việt để trao lại cho đối tác.

Phong cách ăn mặc

Khí hậu Việt Nam khá nóng quanh năm, đặc biệt là ở vùng phía nam vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ và tìm bộ trang phục phù hợp với bạn khi cần phải tham gia hội nghị, hay các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh tại Việt Nam. Tốt nhất cả nam và nữ đều nên mặc những bộ vest trang trọng. Nam giới phải thắt cà vạt áo sơ mi, còn phụ nữ có thể mặc những chiếc áo cánh kín đáo.

Bắt tay

Văn hoá kinh doanh đặc trưng ở Việt Nam qua lăng kính người ngoại quốc (1)

Tục lệ xã giao bắt tay được sử dụng cả trước buổi gặp mặt lẫn khi kết thúc. Bắt tay thường sử dụng khi cả hai phía cùng giới tính. Một vài người Việt Nam dùng 2 tay để bắt, với tay bên trái để phía trên cùng.

Vì vậy, khi đối tác là phụ nữ, hãy chờ họ đưa tay ra trước, nếu cô ấy không làm vậy, hãy cúi nhẹ đầu chào.

Giao tiếp

Người Việt Nam rất lịch sự và thường cười và đồng ý với đối tác ngay cả khi họ chưa hiểu hoàn toàn những gì đối phương nói. Cười và gật đầu ở đây là biểu lộ họ đang theo dõi đối phương nói chứ không phải để chỉ sự xác nhận đồng ý với ý kiến.

Ăn và uống là nét văn hoá không kém phần quan trọng trong kinh doanh của người Việt Nam. Nâng cốc chúc mừng trong các buổi tiệc hoặc đi hát karaoke là những hoạt động chính diễn ra sau bữa tối.

Khi rượu được mang ra trong bữa ăn, các cá nhân chỉ nên uống sau khi thủ tục nâng cốc chúc mừng được diễn ra. Cốc hoặc chén sẽ được nâng bằng tay phải và đỡ bằng tay trái.

Hoạt động nâng cốc có thể được diễn ra nhiều lần trong suốt buổi tiệc. Những câu nâng cốc thường được sử dụng là “Trăm phần trăm” và “Chúc sức khoẻ”.

Buổi họp

Văn hoá kinh doanh đặc trưng ở Việt Nam qua lăng kính người ngoại quốc (2)

Sự phân cấp thứ bậc và biểu hiện mặt rất quan trọng trong các buổi họp kinh doanh tại Việt Nam. Ví dụ, người quan trọng nhất luôn luôn được ngồi tại vị trí đầu tiên. Sự im lặng cũng nên được chú ý trong buổi họp. Đặc biệt, ngay cả khi ai đó không đồng ý với một người khác họ vẫn giữ im lặng vì vậy đừng gây ra nhiều biểu lộ.Văn hoá kinh doanh đặc trưng ở Việt Nam qua lăng kính người ngoại quốc (3)

Mối quan hệ là yếu tố quan trọng xác định sự thành công trong hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Luôn luôn đầu tư thời gian trong việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp trên cả yếu tố cá nhân và công việc.

Trong bất cứ buổi gặp mặt đầu tiên nào bạn cũng nên coi như một buổi để "tìm hiểu về nhau" mà thôi.

Quà tặng

Quà tặng không phổ biến trao đổi trong lần đầu tiên gặp mặt. Tuy nhiên, một món quà nhỏ sau bữa tiệc tối hoặc một thời khắc thích hợp nào khác luôn luôn được đánh giá cao.

Người Việt Nam quan niệm, món quà không quan trọng bằng tấm lòng bạn gửi gắm trong đó.

Một hộp sô cô la, một chai rượu cô-nhắc hoặc một vật lưu niệm nhỏ từ đất nước của bạn sẽ cho thấy bạn là một người hết sức chu đáo.

Theo Infonet


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Văn hoá kinh doanh đặc trưng ở Việt Nam qua lăng kính người ngoại quốc

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc