'Cận cảnh' những bí quyết để trở thành một thiên tài |
Viết bởi An An |
Thứ năm, 24/09/2015, 14:55 GMT+7 |
Tất cả mọi người, ít nhiều đều có tiềm năng trở thành thiên tài, thậm chí là vĩ đại. Điều quan trọng là phải quên đi định kiến rằng, trí thông minh hay năng khiếu là bẩm sinh. Dù thừa nhận hay không, chắc chắn bạn đang sở hữu một chỉ số IQ khá tốt. Tuy vậy, liệu bạn đã biết rằng, có rất nhiều cách để làm mình trở nên thông minh hơn? Có thể bạn nghĩ mình khá thông minh, thực tế thì hầu hết mọi người đều nghĩ mình thông minh hơn người khác, theo một cuộc khảo sát của YouGov. Xét về chỉ số IQ, trung bình chúng ta rơi vào khoảng 80-119. Chỉ số này có xu hướng tăng lên và đạt đỉnh ở lứa tuổi thiếu niên và hơn 20, sau đó sẽ duy trì sự ổn định. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thứ đã an bài và chúng ta không thể làm gì để cải thiện trí thông minh. “Tên thực tế, trí thông minh hoàn toàn có thể tăng lên, thậm chí là khá nhanh.” – Bryan Roche, chuyên gia nghiên cứu tâm lý và hành vi tại trường đại học Quốc gia Ireland khẳng định trong bài viết của mình trên tờ Psychology Today. Ông cho biết thêm: “Những ai khẳng định IQ không thể thay đổi được chỉ nghĩ đến điểm số mà thôi, đúng là chúng gần như sẽ được giữ nguyên. Nhưng chúng ta đang nói về những cấp độ thông minh, điều này khác và hoàn toàn có thể cải thiện được.” David Shenk, tác giả cuốn “Genius in all of us” (tạm dịch: Thiên tài trong mỗi chúng ta) cho rằng gần như không thể xác định được giới hạn của sự thông minh ở bất cứ lứa tuổi nào. Tất cả mọi người, ít nhiều đều có tiềm năng trở thành thiên tài, thậm chí là vĩ đại. Điều quan trọng là phải quên đi định kiến rằng, trí thông minh hay năng khiếu là bẩm sinh. “Quan niệm về việc năng khiếu được định sẵn từ lúc mới sinh ra khiến chúng ta thoải mái về mặt tư tưởng: Bạn không thể trở thành một danh ca Opera vĩ đơn giản vì bạn không có tố chất. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là không làm bạn thúc đẩy tất cả các tới hạn của mình cũng như không đặt ra những kì vọng đúng mức cho bản thân.” – Shenk viết trong cuốn sách. Bạn muốn thông minh hơn phần lớn những người khác, điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay. Trí tuệ thực chất là việc tiếp thu và áp dụng kiến thức và kĩ năng, khả năng giải quyết vấn đề, ghi nhớ thông tin và sự sáng tạo. Liệu bạn đã sẵn sàng nâng cao trí tuệ của mình? Có rất nhiều việc phải làm nếu muốn trở thành một thiên tài. Sau đây là 6 cách luyện tập giúp tăng khả năng não bộ, đồng thời giúp ích cho con đường trở thành vĩ đại của bạn: 1. Luyện tập khả năng ghi nhớ Giáo sư Susanne Jaeggi của đại học California, Irvine đã phát hiện ra rằng với việc luyện tập thường xuyên N-back task sẽ khiến bạn có trí nhớ tốt hơn rất nhiều (N-back task là trò chơi luyện trí nhớ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hiên tại, bạn phải tự ghi nhớ và thực hiện lại những nhiệm vụ trước đó. Ví dụ: khi bạn làm xong nhiệm vụ số 5, bạn sẽ phải nhớ những yêu cầu số 1, 2, 3, 4 để thực hiện lại. Cứ như vậy, số lượng nhiệm vụ mà bạn phải in sâu vào trí nhớ là không giới hạn.) N-back task không chỉ đòi hỏi khả năng theo dõi về ngôn từ, mà còn các thông tin về địa điểm, hành vi. Hiện trò chơi này rất phổ biến và miễn phí trên Internet, bạn có thể luyện tập chúng bất cứ lúc nào. 2. Đón nhận những quan điểm mới mẻ Một cách khác để tăng trí tuệ của mình là mở rộng các mối quan hệ, cởi mở hơn với những ý kiến và cách nhìn của người khác. Việc này sẽ giúp bạn mở mang đầu óc và có cơ hội thúc đẩy nhận thức của mình. Học hỏi là quá trình tiếp nhận thông tin, gặp gỡ những người mới và lắng nghe quan điểm của họ, đặc biệt khi những quan điểm đó trái ngược với bạn. “Hãy sẵn sàng đón nhận những ý kiến mà bạn chẳng thấy có chút lý lẽ nào, và cố gắng tìm ra những ý nghĩa trong đó.” – Roche viết. 3. Tìm kiếm động lực Những thành công khác thường đều bắt nguồn từ một động lực nào đó. “Bạn muốn nó, bạn khao khát nó rất nhiều, đến mức không thể từ bỏ. Bạn sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi thứ từ thời gian, tiền bạc, giấc ngủ, tình bạn hay thậm chí là danh tiếng của mình – đó được gọi là động lực thực sự.” – Shenk viết. Động lực có thể có ý thức hay vô thức, và có thể nảy sinh từ bất cứ lý do nào: cảm hứng, sự suy sụp, khát vọng trả thù hay đơn giản là không muốn phải hối tiếc trong tương lai. 4. Tập luyện những bài tập về tim mạch Những bài tập này sẽ giúp bạn nâng cao sự nhạy bén về ngôn ngữ đồng thời cải thiện đáng kể trí nhớ dài hạn của bạn, theo một nghiên cứu từ trường đại học Gothenburg, Thụy Điển. “Những bài tập về tim mạch có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ nhận thức. Trong khi đó, luyện tập cơ bắp lại cho kết quả ngược lại.” – nhà nghiên cứu Maria Aberg nhận định. 5. Chơi điện tử Hành động này tưởng chừng như rất lãng phí thời gian, những thực chất chơi điện tử giúp huy động tất cả các nơ-ron thần kinh đồng thời đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay chân và não. Ngoài ra, các trò chơi điện tử phổ biến hiện nay cũng có yêu cầu khá cao về độ nhạy cảm không gian, định hình trí nhớ hay khả năng tư duy chiến lược. Trong một nghiên cứu của Viện phát triển con người và Đại học Y Charité tại Đức, các nhà khoa học phát hiện những trò chơi điện tử kiểu như Super Mario giúp cải thiện cảm giác, tri giác và khả năng tập trung của người chơi. Những trò chơi điện tử, ngoài những mặt tiêu cực mà hầu hết mọi người đều nhìn thấy, sở hữu những cách thức giúp phát triển trí não và các kĩ năng. Chơi điện tử giúp người ta luyện tập khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, cũng như duy trì được độ nhanh nhạy và trí nhớ vốn sẽ giảm dần theo tuổi tác. 6. Thiền Thiền là một liệu pháp rất tốt cho hệ thần kinh, theo nghiên cứu của trường Đại học Oregon và Viện khoa học & thần kinh Texas. Những người tham gia cuộc nghiên cứu 5 ngày này được hướng dẫn thiền định 20 phút mỗi ngày, tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở, tư thế và tinh thần. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, việc luyện tập này giúp tăng khả năng của não và cải thiện trí thông minh khá hiệu quả. Theo Trí Thức Trẻ/FastCompany
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|