Làm sao để giúp đồng nghiệp giải tỏa cơn stress trong công việc? |
Viết bởi An An |
Thứ ba, 22/09/2015, 16:08 GMT+7 |
Stress là kẻ thù trong công việc. Làm việc nhóm là một những yếu tố thành công. Vậy bạn cần làm gì khi một thành viên trong nhóm bị stress để đảm bảo công việc của nhóm không bị ảnh hưởng? Áp lực công việc (“stress”) là một vấn đề đáng nói đối với ít nhất 1/4 số người đang đi. Đối với nhân viên văn phòng, tỷ lệ trên đã tăng gấp đôi lên mức đáng báo động, gần 50%. Điều này có nghĩa một những đồng nghiệp của bạn đang phải chịu những áp lực ghê gớm từ công việc hiện tại. Ở khía cạnh nào đó, điều này chắc chắn sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến bạn. Vậy, bạn cần phải làm gì? Bạn có thể lờ đi cơn stress của đồng nghiệp, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đồng nghiệp kiểm soát stress bằng một vài cách sau đây. Trước tiên cần biết: mặc dù theo quan niệm truyền thống, stress không phải bệnh truyền nhiễm nhưng trên thực tế, nó có thể lây lan. Nguyên nhân là do não bộ của chúng ta có khả năng bắt sóng trạng thái cảm xúc những người xung quanh. Ví dụ, ngồi đối diện một người đang lo lắng thường làm cho bạn cảm thấy khó chịu - đó là cách não bộ hoạt động. Trước khi tiếp xúc với đồng nghiệp đó, hãy tự nhắc nhở cơn stress không phải của bạn. Nhận thức được điều này sẽ giúp bảo vệ bạn không bị ảnh hưởng stress từ người khác. Như đã đề cập, có ba cách bạn có thể làm để giúp đồng nghiệp thoát stress: 1. Giảm cảm giác cô lập của họ bằng cách lắng nghe và cảm thông Nói cách khác, hãy thử bày tỏ sự tử tế theo cách thông thường. Khi đối thoại với một người đang chịu nhiều áp lực công việc, bạn nên cư xử nhẹ nhàng với thái độ phù hợp, tập trung vào lắng nghe cảm giác của đối phương. Trước hết, hãy để họ biết bạn đã nhận ra trạng thái tinh thần hiện tại của họ: “Mình vừa mới nghe bạn thở dài, có chuyện vì vậy? Mình có giúp gì được không?” Đối với một số người, chỉ cần biết rằng có người khác quan tâm đến cảm xúc của mình là đủ để họ định tâm trở lại. Nếu như người đó thừa nhận rằng đang bị quá tải, lo lắng hoặc bế tắc, hãy bắt đầu bằng cách lặp lại nội dung vừa nghe: “Mình biết hiện giờ bạn đang có nhiều thứ phải lo.” Mục tiêu không phải là bác bỏ hay khẳng định stress, chỉ đơn thuần làm cho người kia cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Không có bước này, mọi nỗ lực giúp người khác giảm stress trở nên giả tạo và xu nịnh. 2. Tìm hiểu gốc rễ vấn đề Một khi bạn đã hiểu được nguyên nhân gây stress, hãy trở thành người tư vấn để đồng nghiệp hiểu được nguyên nhân này. Rõ ràng là nguyên nhân gây tress sẽ quyết định người bị stress cần được giúp như thế nào, nhưng thường chúng ta sẽ gặp 3 nguyên nhân chính: quá nhiều việc; không chắc chắn cách thức làm việc; xung đột nội tâm. Một khi nắm được nguồn cơn, bạn mới có thể chỉ đường để họ vượt qua. 3. Gợi ý một vài cách thức giảm thiểu tác động của stress Quá bận rộn. Nếu đồng nghiệp cảm thấy stress vì có quá nhiều vấn đề phát sinh trong công việc, hãy giúp họ ưu tiên những việc quan trọng và tập trung vào một hoặc hai việc chính. Cụ thể, bạn nên nói những điều như “OK, xem ra cậu có nhiều thứ phải làm. Vậy thứ nào là quan trọng?” Sau đó giúp họ chọn ra thứ đầu tiên phải làm: “Khi nào thì cậu phải hoàn thành?” “Có việc nào cậu có thể nhờ người khác làm được không?” “Làm cái nào trước thì tốt nhất?” Sau khi người đó đã chọn được công việc đầu tiên phải làm, tiếp tục định hướng cho họ. “Cậu sẽ tiếp cận vấn đề này như thế nào?” Lấy một mẩu giấy ghi chú và ghi ra các bước thực hiện cụ thể. Chỉ riêng việc này thôi cũng có thể giúp đồng nghiệp của bạn cảm thấy bớt bế tác và quay trở lại với tiến độ công việc bình thường. Không chắc chắn cách thức hoàn thành công việc. Đối với một số người thiếu tự tin, thảo luận với họ về các công việc và cách thức hoàn thành. Ủng hộ các ý tưởng hay và giúp họ đưa ra những chiến lược cho những phần khó nhằn. “Có ai có kinh nghiệm trong những chuyện như thế này chưa?”, “Chúng ta đã từng làm những việc tương tự chưa?” Nhắc lại một lần nữa, mục đích của việc này là giúp cho đồng nghiệp của bạn tạo ra một lịch trình làm việc hợp lý. Mâu thuẫn nội tâm. Nếu như nguyên nhân của stress từ chính bản thân của người đó, Sự giúp đỡ từ bên ngoài rất hữu ích. Có thể hỏi về cảm nhận của người bị stress về khó khăn trong chuyện tình cảm và gỡ rối cho họ. Nếu như người kia bị stress do cách đối xử không tốt của người thứ 3, hãy giúp người bị stress nhìn nhận lại hoàn cảnh theo hướng khác chẳng hạn “Thử nghĩ nếu như sự cộc lốc của cô ấy với cậu trong cuộc họp chỉ là do cô ấy đến trễ thì sao?” Thậm chí, nếu cần, bạn có thể đóng giả làm bên thứ 3 đó trong cuộc hội thoại với người bị stress. “Giả định mình là Carla. Cậu sẽ nói những gì với Carla?” Không cần quan tâm bản chất của cơn stress là gì, chiến thuật lúc nào cũng gồm 3 bước: giúp người bị stress hồi tưởng và nhận định lại tình huống theo cách tích cực hơn, chia nhỏ vấn đề và giúp họ hình thành một kế hoạch hành động. Trong một số trường hợp, không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây ra stress. Nếu vậy, cố gắng giảm mức độ tác động từ stress. Những cử chỉ nho nhỏ đôi khi có tác động to lớn. Chẳng hạn, giúp người kia luôn cảm thấy thoải mái. Nếu anh ta bỏ bữa trưa, hay mua một ít đồ ăn vặt: tốt nhất là trái cây hoặc đồ ăn nhiều đạm, nếu không, một ít bánh kẹo. Một cách hiệu quả khác là thảo luận với người bị stress về những việc anh ta phải làm trên đường đi pha cà phê (vận động vật lý, đặc biệt trong bầu không khí trong lành, có thể giải tỏa cho một người đang bị bế tắc). Có thể cho người đó một ít phút thư giãn thông qua việc chia sẻ các đoạn video hoặc phim hoạt hình (ví dụ đoạn phim 6 phút từ chương trình TED hoặc phim hoạt hình ngắn 15 giây). Những việc này tự nó không làm giảm mức độ của áp lực, nhưng giúp tăng khả năng hồi phục tinh thần của người bị stress và do đó làm cho áp lực bị dễ dàng khống chế hơn. Theo Trí Thức Trẻ/HBR Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|