Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế...
Agribank tặng quà cho người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Xuân Ất Tỵ
Agribank vừa phối hợp cùng đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trao quà Tết đến...
Khai mạc chương trình ‘Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo’ năm 2025
Doanh thu công ty bia rượu tăng, chủ hãng trà bí đao Wonderfarm báo lãi giảm sâu
Doanh nghiệp Malaysia vốn hóa 25 tỉ USD tiết lộ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
TS Võ Trí Thành: Chưa bao giờ doanh nghiệp nhiều niềm tin, khát vọng như lúc này
'Vua rác' David Dương là ai, vì sao vướng lao lý tại Mỹ?
Ông David Dương là một doanh nhân gốc Việt, có biệt danh "vua rác". Công ty của ông David Dương vừa...
Thủy Tiên từ chuyên gia sức khỏe đến doanh nhân tiêu biểu của Công ty CP Dược phẩm Nano Bio VN
Ông Nguyễn Hữu Tú làm tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Các sếp Phát Đạt muốn bán ra cổ phiếu, người thu nhập khủng nhất còn thoái sạch
Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch để phát triển bền vững
Du lịch được xem là lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm rác thải nhựa, nhưng...
Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết
Du xuân Cam Ranh, du khách nhất định không thể bỏ qua những trải nghiệm này
Gợi ý những điểm du lịch sát Tết 'bao vui' chỉ từ 5 triệu đồng
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 chấp thuận điều chỉnh...
Nhu cầu điện tăng cao, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cung cấp điện 2025
Tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Ba Lan
Tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc và bứt phá
Siết chặt quản lý thương mại điện tử qua biên giới để bảo vệ người tiêu dùng
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã chính thức nhận được giấy phép đầu tư và các văn...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
Trang Emma 'lột xác' từ vai đanh đá đến nữ quân y trong 'Không thời gian'
Trước khi gây chú ý với vai nữ quân y trong phim 'Không thời gian', Trang Emma từng biến hóa qua nhiều...
CLB Doanh nhân Toàn cầu (Gen Club) chính thức ra mắt Cộng đồng Doanh nhân
Hoa hậu Phương Triều được vinh danh Ngôi sao Toàn năng năm 2024
Hoa hậu Truyền thông Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận danh hiệu Ngôi sao Trí tuệ năm 2024
Toy 2 Pearl -Tái sinh huyền thoại hương độc bản từ Moschino
Moschino Toy 2 Pearl được xem là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự...
Lợi ích của cá chép với sức khỏe không phải ai cũng biết
Versace Eros: Âm hưởng từ những hương thơm nam tính và đầy quyến rũ
Dự án thoát nước 8.000 tỷ cán đích: Nội đô sẽ hết ngập? |
Thứ ba, 06/12/2016, 14:23 GMT+7 |
Qua 8 năm thi công, với nhiều lần gia hạn do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) không đảm bảo tiến độ, đến tháng 11/2016, Dự án thoát nước giai đoạn II của thành phố Hà Nội đã về đích. Với tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng dự án được kỳ vọng sẽ xử lý dứt điểm tình trạng ngập lụt tại các quận, huyện mà dự án đi qua. Đội vốn nghìn tỷ vì vướng mắc GPMB Dự án thoát nước giai đoạn II của Hà Nội là dự án trọng điểm, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản. Dự án được khởi động từ năm 2006, đến cuối năm 2008 bắt đầu triển khai thi công. Với mục tiêu chống ngập úng do nước mưa cho đô thị vùng lõi của Thủ đô trong lưu vực sông Tô Lịch (có ranh giới từ sông Tô Lịch đến sông Hồng) rộng 77,5 km2, đảm bảo tiêu thoát nước trong 10 năm ứng với lượng mưa là 310mm/2 ngày. Thi công từ tháng 11/2008, dự án đặt mục tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án đã bị ảnh hưởng rất nhiều do những vướng mắc về GPMB, thậm chí một số trường hợp nhà thầu còn rút phương tiện vì không được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Vì những khó khăn trên, dự án được làm thủ tục gia hạn đến năm 2015, sau đó là kéo dài đến cuối năm 2016. Để tháo gỡ khó khăn, Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã liên tục đốc thúc, đưa ra các giải pháp giúp chính quyền địa phương có dự án đi qua tháo gỡ khó khăn về công tác GPMB nhưng việc bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu vẫn gặp nhiều khó khăn. Giải thích việc dự án chậm tiến độ, đại diện Ban Quản lý (BQL) Dự án Thoát nước Hà Nội cho biết, do công tác quản lý đất đai trước đây có nhiều bất cập, hồ sơ lưu giữ không đầy đủ, số liệu giao đất không phù hợp với thực tế gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở lên phương án đền bù cho người dân. Trong khi đó, dự án lại phải thực hiện một khối lượng công tác GPMB quá lớn, việc GPMB trải dài trên 8 quận, huyện với gần 9.000 phương án GPMB. Những vướng mắc GPMB khiến cho công tác bàn giao mặt bằng nhỏ lẻ, không liền tuyến, phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần phương án thi công, phải thi công cuốn chiếu từng đoạn, từng tuyến ngắn dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế của nhà thầu. Bên cạnh đó, công tác thi công còn gặp nhiều khó khăn do mặt bằng thi công chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, địa hình nhỏ hẹp, đường thi công độc đạo,… Khó khăn về GPMB khiến nhiều gói thầu buộc phải gia hạn, dẫn đến tổng vốn đầu tư bị đội lên trên 1.000 tỷ đồng. Theo dự toán ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, tổng vốn đầu tư dự án đã được điều chỉnh lên mức trên 8.000 tỷ đồng. Trong đó, phần đội giá nhiều nhất là chi phí GPMB chứ không phải phần xây lắp thiết bị. Khu vực nội đô sẽ thoát cảnh ngập lụt? Sau khi dự án được gia hạn đến hết tháng 12/2016, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là đôn đốc UBND các quận, huyện đẩy nhanh GPMB ở những “điểm đen” giúp cho nhà thầu có mặt bằng thi công. Thông tin từ BQL Dự án thoát nước Hà Nội cho biết, đến hết tháng 10/2016, công tác thi công các hạng mục của dự án đã cơ bản hoàn thành (16/16 gói thầu). Hiện nay, nhà thầu, BQL Dự án, đơn vị tư vấn và các bên liên quan đang tiến hành dọn dẹp công trường, hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu, làm thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng. Trong đó, có nhiều gói thầu đảm nhận khối lượng thi công lớn và phức tạp như: Cải tạo 16 tuyến kênh mương thoát nước lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ, Sét (gói thầu 3); Thay thế 9 cầu bắc qua sông Tô Lịch, Lừ, Sét và hơn 17km đường công vụ dọc sông Lừ, Sét (gói 5.1); Cải tạo đường công vụ bờ phải sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến đường 70B và di chuyển hạ ngầm các công trình điện, nước, thông tin (gói 5.2); Cải tạo hồ Bẩy Mẫu, Đống Đa, Hố Mẻ, Hào Nam với diện tích khoảng 39ha (gói 6.1); Gói cải tạo hồ Linh Đàm và Định Công, với diện tích khoảng 96ha (gói 7); Xây dựng 52 tuyến cống với độ dài khoảng 26 km, đường kính cống từ D600mm đến cống hộp 3mx3m (gói 9 và 9.1).... Đánh giá về hiệu quả Dự án thoát nước giai đoạn II sau khi đưa vào sử dụng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết: Dự án thoát nước giai đoạn II hoàn thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiêu, thoát nước của thành phố. Phạm vi dự án bao phủ lên đến 77,5km2 nên phần lớn khu vực nội đô sẽ thoát khỏi tình trạng ngập lụt như: Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Trì... Việc tiêu thoát nước sẽ luôn đảm bảo ở mức 310mm/2 ngày đêm, đúng theo thiết kế phê duyệt.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|