Pop Mart, công ty đồ chơi sưu tập Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng toàn cầu với mức tăng trưởng cổ phiếu ấn tượng 368% trong năm 2024.
Những dấu ấn giúp Viettel Global liên tiếp nhận bằng khen, huân chương cuối năm
Viettel Global trở thành doanh nghiệp đầu tư viễn thông, công nghệ toàn cầu và góp phần nâng cao vị...
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tài trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu
Agribank ủng hộ 4 tỷ đồng trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân bị thiệt hại bởi bão lũ
ADB giữ quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025
Các tỷ phú giàu nhất Việt Nam 2024: Nhiều tỷ phú mới lộ diện trong năm 2024
Việt Nam có 6 tỷ phú USD vào cuối năm 2024, tổng tài sản tăng nhẹ, ông Phạm Nhật Vượng tiếp...
Tài sản của những người giàu nhất thế giới 25 năm trước thay đổi thế nào?
Shark Lê Mỹ Nga: Khởi nghiệp khốc liệt, không dễ như tưởng tượng
Một doanh nghiệp Việt chi cổ tức khủng, quỹ của Bill Gates bỏ túi bao nhiêu?
Chủ tịch Hội Chất lượng TP.HCM Trần Văn Liêng: "Chất lượng là sự thừa nhận"
Đà Nẵng và Hội An rộn ràng đón khách du lịch ngày đầu năm mới 2025
Sáng nay (1/1/2025), TP Đà Nẵng và TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức chào đón những du khách đầu...
Lâm Đồng chào đón vị khách thứ 10 triệu trong năm 2024
'Biệt động Sài Gòn', tour du lịch giáo dục lòng yêu nước
Để Cần Thơ trở thành thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại
Nghị quyết 59-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2020 về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ xác định...
Cải cách và chuyển đổi số trong ngành tài chính: Nền tảng cho quản lý hiện đại
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Hồi sinh, bứt tốc các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Những cú swing vàng tại Laguna Lăng Cô: Khép lại giải golf doanh nhân mùa đông 2024 và vô địch các câu lạc bộ Tranh Cúp FGOLF miền Trung
Ngày 29 - 30 tháng 11 năm 2024 vừa qua, sân golf Laguna Lăng Cô đã trở thành tâm điểm của giới golfer...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
LocknLock trao hơn 800 triệu (1.222 sản phẩm gia dụng) cho cư dân Hà Giang - Hòa Bình
Thanh Hương, Duy Hưng giành giải 'Diễn viên ấn tượng' tại VTV Awards 2024
Vượt qua các diễn viên tiềm năng khác, Thanh Hương và Duy Hưng chiến thắng ở hạng mục "Nam/Nữ...
Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Thanh Hằng, Chi Pu lộng lẫy trong trang phục NTK Công Trí
Hành trình đầy ý nghĩa với những thí sinh cuộc thi Nét đẹp sinh viên OU 2025
'Cháy' với đại tiệc âm nhạc và pháo hoa tại Danko Countdown Party 2025
Ăn gì để chống lạnh, tăng cường miễn dịch trong mùa đông?
Khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của cơ thể thường bị suy giảm và dễ mắc bệnh hơn. Do đó,...
Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có giúp giảm cân?
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày?
4 thực phẩm tốt cho gan nên ăn vào buổi sáng
8 thói quen giúp bạn tăng tuổi thọ nếu thường xuyên thực hiện
Tham nhũng, trục lợi trong mua sắm thiết bị y tế chống dịch là tội ác |
Thứ năm, 16/09/2021, 10:51 GMT+7 |
"Tham nhũng, trục lợi ở lĩnh vực khác đã tệ, nhưng tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh Covid-19... thì đó còn là tội ác, là táng tận lương tâm". "Đục khoét, bòn rút thì hậu quả rất lớn" Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý: Cùng với phòng, chống dịch hiệu quả, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhất là trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh, vật tư... trong phòng, chống dịch. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sản xuất, mua bán trao đổi vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, phòng chống dịch Covid-19 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” đó, không loại trừ khả năng phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Theo ông Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm công. Việc "giữ giá”, nâng khống giá trị thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh để ăn chia tiền chênh lệch đã xuất hiện ở nhiều địa phương. Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Thi Uyên) Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh ở nhiều địa phương trở nên cấp bách. Do đó, nếu không tăng cường kiểm soát quá trình mua sắm đó thì sẽ tiếp tục xảy ra những hành vi vi phạm, thậm chí là tội phạm trong vấn đề sử dụng, mua sắm công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, việc “bắt tay nhau” giữa các nhóm lợi ích để rút ruột ngân sách, chia nhau tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận trước. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Vì dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ nên thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải áp dụng các biện pháp linh hoạt, cấp tốc, trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm y tế. Trường hợp cấp bách có thể mua sắm theo trình tự rút gọn thay vì các thủ tục như bình thường. Và trong trình tự thủ tục rút gọn ở trường hợp cấp bách đó có thể phát sinh tiêu cực từ những sơ hở, thiếu sót và bị các đối tượng lợi dụng. Theo ông Đinh Văn Minh, trong thời điểm hiện nay, việc mua sắm trang thiết bị trở nên cấp bách và áp dụng các biện pháp rút gọn hơn thì nguy cơ phát sinh tiêu cực cũng sẽ cao hơn. Do đó cần phải chú ý tăng cường kiểm soát tốt hơn so với trước kia. Trong lúc nguồn lực Nhà nước còn hạn chế mà bị các đối tượng đục khoét, bòn rút thì hậu quả của nó sẽ rất lớn”. "Tham nhũng, trục lợi ở lĩnh vực khác đã tệ rồi, nhưng tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh... thì đó còn là tội ác, là táng tận lương tâm. Chính vì vậy, Thủ tướng lưu ý làm sao kiểm soát, giám sát tốt hơn để không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác phòng, chống dịch" - ông Đinh Văn Minh nhấn mạnh. Quy trình chặt nhưng đạo đức xuống cấp thì sai phạm vẫn xảy ra Năm 2020, trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, xuất hiện vụ án tham nhũng vật tư y tế gây bức xúc dư luận tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội). Với thủ đoạn thông đồng, "thổi giá" của các đối tượng, hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã bị đội giá gấp nhiều lần. Ngày 2/6/2021, TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Nhật Cảm - nguyên Giám đốc CDC Hà Nội và 5 đồng phạm; tuyên y án phạt 10 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, các bị cáo khác lĩnh án từ 5 năm tù đến 6 năm 6 tháng tù về tội danh “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Việc đưa ra xét xử vụ án tại CDC Hà Nội đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực, là hồi chuông cảnh tỉnh các cá nhân, doanh nghiệp câu kết kiếm tiền bất chính trên nỗi đau của người bệnh. Cựu Giám đốc CDC Hà Nội - Nguyễn Nhật Cảm (hàng ghế đầu) tại phiên tòa phúc thẩm. (Ảnh: Trọng Phú) Không chỉ có vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội, tại một số nơi đã xảy ra việc “nâng khống" giá thiết bị y tế. Vào tháng 7/2021 vừa qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố thêm 3 bị can liên quan đến vụ nâng khống thiết bị y tế tại địa phương này, nâng số người bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" là 13 bị can. Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty luật Hồng Bách và cộng sự) cho biết, thời gian qua có nhiều vụ án liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị y tế đã được cơ quan chức năng làm rõ. Các đối tượng lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật, hay đâu đó có những người làm không đúng quy định pháp luật trong việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa trị cho bệnh nhân. “Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp vừa qua là kịp thời để chúng ta ngăn chặn, cảnh báo, nâng cao cảnh giác đối với các loại tội phạm, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi cả nước đang ra sức phòng, chống dịch Covid-19. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị kiểm toán năm 2022 làm rõ việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19” – luật sư Nguyễn Hồng Bách nói. Theo luật sư, quy định về trình tự, thủ tục, quy trình mua sắm trang thiết bị y tế mặc dù đã có nhưng cần phải xem xét sự đồng bộ, chưa chặt chẽ và không loại trừ ở một khâu nào đó có vấn đề. Từ kẽ hở đó, những người có chức, có quyền mới có thể lợi dụng, nâng khống giá vật tư, thiết bị để tư lợi cá nhân và gây thất thoát tài sản cho Nhà nước. Để hạn chế những sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, rà soát lại quy định pháp luật về quy trình, trình tự thủ tục mua sắm; quy trình về đấu thầu, chỉ định thầu mua sắm thiết bị y tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thậm chí bổ sung các quy trình về việc mua sắm để đảm bảo sự minh bạch tài chính và thu chi; xử lý nghiêm minh nếu phát hiện ra sai phạm. “Sai phạm sẽ hạn chế rất nhiều nếu những người trong cuộc nâng cao đạo đức, thực sự vì nhân dân phục vụ. Vì quy định dù có chặt chẽ đến đâu mà đạo đức xuống cấp thì hành vi sai phạm có thể vẫn diễn ra”- luật sư Nguyễn Hồng Bách nói. Theo Kim Anh - vov.vn - 16/09/2021 Link nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/tham-nhung-truc-loi-trong-mua-sam-thiet-bi-y-te-chong-dich-la-toi-ac-890985.vov Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|