Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế...
Agribank tặng quà cho người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Xuân Ất Tỵ
Agribank vừa phối hợp cùng đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trao quà Tết đến...
Khai mạc chương trình ‘Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo’ năm 2025
Doanh thu công ty bia rượu tăng, chủ hãng trà bí đao Wonderfarm báo lãi giảm sâu
Doanh nghiệp Malaysia vốn hóa 25 tỉ USD tiết lộ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
TS Võ Trí Thành: Chưa bao giờ doanh nghiệp nhiều niềm tin, khát vọng như lúc này
'Vua rác' David Dương là ai, vì sao vướng lao lý tại Mỹ?
Ông David Dương là một doanh nhân gốc Việt, có biệt danh "vua rác". Công ty của ông David Dương vừa...
Thủy Tiên từ chuyên gia sức khỏe đến doanh nhân tiêu biểu của Công ty CP Dược phẩm Nano Bio VN
Ông Nguyễn Hữu Tú làm tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Các sếp Phát Đạt muốn bán ra cổ phiếu, người thu nhập khủng nhất còn thoái sạch
Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch để phát triển bền vững
Du lịch được xem là lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm rác thải nhựa, nhưng...
Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết
Du xuân Cam Ranh, du khách nhất định không thể bỏ qua những trải nghiệm này
Gợi ý những điểm du lịch sát Tết 'bao vui' chỉ từ 5 triệu đồng
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 chấp thuận điều chỉnh...
Nhu cầu điện tăng cao, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cung cấp điện 2025
Tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Ba Lan
Tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc và bứt phá
Siết chặt quản lý thương mại điện tử qua biên giới để bảo vệ người tiêu dùng
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã chính thức nhận được giấy phép đầu tư và các văn...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
Trang Emma 'lột xác' từ vai đanh đá đến nữ quân y trong 'Không thời gian'
Trước khi gây chú ý với vai nữ quân y trong phim 'Không thời gian', Trang Emma từng biến hóa qua nhiều...
CLB Doanh nhân Toàn cầu (Gen Club) chính thức ra mắt Cộng đồng Doanh nhân
Hoa hậu Phương Triều được vinh danh Ngôi sao Toàn năng năm 2024
Hoa hậu Truyền thông Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận danh hiệu Ngôi sao Trí tuệ năm 2024
Toy 2 Pearl -Tái sinh huyền thoại hương độc bản từ Moschino
Moschino Toy 2 Pearl được xem là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự...
Lợi ích của cá chép với sức khỏe không phải ai cũng biết
Versace Eros: Âm hưởng từ những hương thơm nam tính và đầy quyến rũ
Đề xuất trình QH xem xét riêng đường cao tốc Bắc-Nam |
Thứ ba, 18/10/2016, 10:10 GMT+7 |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của QH Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam.
Đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình-Ảnh: Văn Duẩn Sáng nay 17-10, tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần tách riêng dự án này ra để trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam tuyến phía Đông vì đây là dự án có quy mô rất lớn tác động đến vùng miền. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải, có ý kiến đề nghị trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, việc đầu tư tuyến đường này cần tính toán trên cơ sở nguồn lực thực tế. Về dự án này, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đề nghị làm rõ có phải công trình trọng điểm quốc gia phải trình QH xem xét quyết định hay tách nhỏ ra thành 20 dự án thành phần và UBTVQH cần thảo luận kỹ. Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM đến năm 2020. Theo báo cáo của Bộ GTVT, trục Bắc-Nam kết nối trung tâm chính trị thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP HCM đi qua địa phận 20 tỉnh/thành phố, tác động đến 45% dân số, đóng góp 57% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 65% các cảng biển loại 1-2 (26 cảng biển) và 67% các khu kinh tế của cả nước... Vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên trục Bắc-Nam sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam Hiện nay, 4 tuyến đường cao tốc đã đưa vào khai thác, tổng chiều dài 171 km gồm Pháp Vân-Cầu Giẽ (30 km), Cầu Giẽ-Ninh Bình (50 km), TP HCM-Trung Lương (40 km), TP HCM-Long Thành-Dầu Giây (51 km) đồng thời đang triển khai thi công 299 km là La Sơn-Túy Loan, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bến Lức-Long Thành và Trung Lương-Mỹ Thuận. Đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác 470 km. Do đó, để thông tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM (theo quy mô tối thiểu 4 làn xe) cần tiếp tục đầu tư hoàn thành 1.372 km. Để đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu các phương án về quy mô, kinh phí đầu tư để đảm bảo phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn vốn, phương án tài chính và hiệu quả đầu tư trong đó, giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô tối thiểu 4 làn hạn chế và giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh. Cụ thể, đoạn Hà Nội-Vinh và Phan Thiết-Dầu Giây có nhu cầu vận tải lớn đầu tư quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng tối thiểu 22 m, giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn. Đoạn Vinh-Túy Loan, Quảng Ngãi-Phan Thiết có nhu cầu vận tải thấp hơn, đầu tư quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng tối thiểu 17 m, giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh. Với phương án này, kinh phí đầu tư cho tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM cần khoảng 229.829 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư huy động 136.286 tỉ đồng và Nhà nước hỗ trợ 93.534 tỉ đồng (chiếm tỷ lệ 40,7%). Để đảm bảo vốn cho dự án, trên cơ sở nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn, phương án tài chính và hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT dự kiến phân chia phương án kiến nghị thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án thành phần có thể đảm bảo các đoạn tuyến có thể khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động theo hình thức PPP có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu phí hợp lý (nhỏ hơn 25 năm). Cụ thể, đoạn Cao Bồ-Mai Sơn (16 km), Mai Sơn-Quốc lộ 45 (63 km), Quốc lộ 45-Nghi Sơn (43 km), Nghi Sơn-Diễn Châu (50 km), Diễn Châu-Bãi Vọt (50 km), Bãi Vọt-Hàm Nghi (34 km), Hàm Nghi-Vũng Áng (54 km), Vũng Áng-Bùng (60 km), Bùng-Vạn Ninh (55 km), Vạn Ninh-Cam Lộ (71 km), Cam Lộ-La Sơn (102 km), La Sơn-Túy Loan (66 km), Quảng Ngãi-Hoài Nhơn (92 km), Hoài Nhơn-Quy Nhơn (78 km), Quy Nhơn-Tuy Hòa (100 km), Tuy Hòa-Nha Trang (115 km), Nha Trang-TP Phan Rang và Tháp Chàm (80 km), TP Phan Rang và Tháp Chàm-Bắc Bình (70 km), Bắc Bình-Phan Thiết (76 km), Phan Thiết-Dầu Giây (98 km). Đối với các phương án huy động nguồn lực, Bộ GTVT cho rằng, các dự án trên tuyến cao tốc Bắc-Nam có kinh phí đầu tư rất lớn, nếu chỉ thu phí các phương tiện sẽ không thể hoàn vốn đầu tư, để dự án khả thi về mặt tài chính, bắt buộc phải có phần hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 (trái phiếu Chính phủ, vốn vay ưu đãi nước ngoài, ngân sách nhà nước) để tham gia như là phần vốn góp để đầu tư các tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông với kinh phí khoảng 93.544 tỉ đồng. Đề cập đến khả năng bố trí và cân đối vốn đầu tư, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952.731 tỉ đồng. Tuy nhiên, khả năng cân đối vốn được là 116.952 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước và khoảng 70.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành giai đoạn 2017-2020, đáp ứng khoảng 19,6%. Với dự kiến phân bổ nguồn vốn này, phía Bộ GTVT đánh giá, nhiều mục tiêu của ngành không thể thực hiện được và không thể cân đối nguồn vốn nhà nước tham gia đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM vào phần vốn ngân sách đã dự kiến bố trí cho ngành giao thông. Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và tăng mức phần vốn ngân sách dự kiến cân đối cho Bộ để thực hiện Chương trình nhằm mục tiêu triển khai đầu tư các đoạn tuyến còn lại trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM trước năm 2020 (đến năm 2020 cần khoảng 74.692 tỉ đồng; giai đoạn 2021-2022 cần khoảng 18.851 tỉ đồng). Ngoài ra, để tổ chức thực hiện được dự án, phía Bộ GTVT cũng đưa ra hàng loạt các cơ chế đặc thù về bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh rủi ro tỉ giá và thậm chí là bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia; nếu huy động nguồn vốn vay trong nước cần phải tăng giới hạn tổng mức dư nợ cấp tín dụng… Nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM sẽ được khởi công các đoạn tuyến chậm nhất vào tháng 5-2019, thời gian hoàn thành chậm nhất cuối năm 2022.
Cũng trong sáng nay, tại phiên họp của UBTVQH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát động UBTVQH quyên góp ủng hộ bà con Miền Trung khắc phục trận mưa lũ lịch sử vừa qua."Trong khi chúng ta đang họp ở đây thì bà con Miền Trung phải chịu thiệt hại lớn do mưa lũ vì vậy UBTVQH quyết định quyên góp ủng hộ bà con. Ngày 20-10 tới đây, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, QH cũng sẽ tổ chức quyên góp ủng hộ bà con Miền Trung vượt qua khó khăn”- Chủ tịch QH nhấn mạnh. Theo nld.com.vn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|