Vì sao cảm giác 1 người khác ở trong não và điều khiển chính bạn? |
Viết bởi An An |
Thứ sáu, 11/12/2015, 15:39 GMT+7 |
Dường như bên trong cơ thể chúng ta đang tồn tại sự hiện diện của nhiều “thế lực” điều khiển suy nghĩ và hành vi của mỗi người. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những đặc điểm cơ thể vừa giống bố lại vừa giống mẹ. Thế nhưng tính cách, hành vi của chúng ta có thể không giống một ai. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi những cá tính của mình từ đâu mà có? Chúng ta không thể kiểm soát 100% ý thức và hành vi Tiến sĩ Peter Kramer tại khoa Tâm lý ĐH Padua (Italy) cho rằng, con người không phải chỉ là một cơ thể đơn nhất, mà là một “siêu cơ thể”. Cụ thể hơn, ông tin rằng đang có một số lượng lớn các cá nhân đang không ngừng đấu tranh với nhau để kiểm soát cơ thể. Rất nhiều sinh vật sống đang tồn tại bên trong cơ thể chúng ta Đúng là như vậy, cơ thể chúng ta thực chất là một mớ hỗn độn của rất nhiều loại sinh vật khác nhau. Những sinh vật này đều ít nhiều gây ra ảnh hưởng đến suy nghĩ và tính cách, dẫn đến hành vi của con người trở nên khác biệt. Ví dụ, khoa học đã chứng minh những vi khuẩn có trong ruột có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng. Cụ thể chúng tổng hợp các hợp chất được truyền thẳng từ ruột lên não, tạo cảm giác ức chế hoặc vui vẻ cho con người. Ký sinh trùng Toxoplasma - gây tâm thần phân liệt, khiến con người ta tự tử Ngoài ra con người cũng dễ mắc phải một loại ký sinh trùng có tên Toxoplasma. Loại ký sinh trùng này thường sống chủ yếu trong cơ thể chuột, và nếu không cẩn thận chúng ta có thể bị lây. Đây là loại ký sinh trùng rất nguy hiểm bởi nếu nhiễm phải Toxoplasma, con người sẽ có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt, hoặc nhiều áp lực dẫn tới trầm cảm và tự tử. Có hay không một người khác đang sống bên trong bạn? Những giả thuyết trên cho thấy việc bạn hành xử và có tính cách ra sao không hoàn toàn 100% nằm trong ý thức của mình. Thậm chí gần đây có một giả thuyết khác được đưa ra, trong đó đề cập đến việc liệu bạn có đang chia sẻ những suy nghĩ và bộ não của mình với một người khác hay không. Các cặp song sinh có thể chia sẻ suy nghĩ với nhau Điều này có thể thấy rõ nhất qua các trường hợp của các cặp song sinh. Trong thời gian đầu phát triển thai kỳ, các tế bào có thể được luân chuyển liên tục qua lại giữa các cơ thể. Có tới khoảng 8% các cặp sinh đôi và 21% cặp sinh ba có trong người không chỉ một, mà tới 2 nhóm máu trong cơ thể. Một nhóm máu được sản sinh từ bên trong cơ thể, còn nhóm máu kia được hình thành do hấp thụ tế bào máu từ người anh em trong bụng. Nói cách khác, giữa hai hoặc ba cơ thể (hoặc thậm chí một con số lớn hơn) đã có một sự dung hòa với nhau. Các chuyên gia tin rằng sự dung hòa này không chỉ có ở máu mà còn có thể ở nhiều cơ quan khác, trong đó có cả não. Dù không phải song sinh, nhưng tế bào của anh chị cũng được lưu trong cơ thể bạn
Ngay cả khi bạn không có anh chị em song sinh, bạn cũng có thể mang trong mình tế bào của người khác nếu như có anh chị lớn hơn. Nghiên cứu cho thấy, các tế bào của những người anh chị được sinh ra trước bạn sẽ có thể được lưu lại bên trong cơ thể người mẹ và sẽ tìm cách để nương náu trên cơ thể bạn. Không chỉ vậy, giáo sư Lee Nelson của đại học Washington (Mỹ) còn tìm ra rằng, việc “chia sẻ” bộ não không chỉ có ở trường hợp bào thai mà còn ở cả những người trưởng thành. Cụ thể, ông cùng nhà nghiên cứu William Chan ở ĐH Alberta (Canada) đã xét nghiệm bộ não của một phụ nữ trưởng thành và tìm thấy trong đó có tới 63% não “chứa chấp” các tế bào của nam giới, tạo thành các hình lốm đốm.
Để lý giải cho hiện tượng này, Nelson đã kết luận rằng những tế bào nam giới trong não người phụ nữ kia xuất hiện trong thời kỳ cô đang mang thai người con trai của mình. Những tế bào não của con trai cô đã thông qua nhau thai mà “tạm trú” trên não người mẹ. Nelson cho biết, quá trình này có thể góp phần giải thích được vì sao các thai phụ thường có những hành động và suy nghĩ kỳ quặc. Ngoài ra, ông tin rằng điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer (chứng mất trí nhớ do não bị thoái hóa) cho phụ nữ khi tuổi cao. Những nghiên cứu của các chuyên gia hiện phần lớn vẫn chỉ trên lý thuyết, nhưng hứa hẹn sẽ là một tiền đề lớn cho công tác nghiên cứu tư duy và hành vi của con người, giúp phát triển nhiều bộ môn khoa học khác. * Bài viết dựa trên quan điểm của tiến sĩ Peter Kramer cùng đồng nghiệp Paola Bressan tại khoa Tâm lý ĐH Padua (Italy), được viết trên tờ Perspectives in Psychological Science. Link nguồn: http://ttvn.vn/khoa-hoc/co-1-nguoi-khac-dang-o-trong-nao-cua-ban--212015712232939380.htm Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|