top-banner-2

Thứ bảy, 24/11/2018, 12:10 GMT+7

Phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở một huyện miền núi Ninh Thuận

Thứ bảy, 24/11/2018, 12:10 GMT+7

Nhờ chuyển đổi cơ cấu phù hợp, đời sống vật chất, tinh thần người dân miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận từng bước cải thiện.

Gia đình ông Chamalea Hồng ở thôn Hành Rạc 1 trước đây là một trong những hộ nghèo của xã Phước Bình. Năm 2013, được Mặt trận, đoàn thể xã vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình ông đã chuyển đổi 5 ha trồng bắp sang trồng cây điều.

 phat-trien-kinh-te-giam-ngheo-ben-vung-o-mot-huyen-mien-nui-ninh-thuan-tgnguoinoitieng

 Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đời sống vật chất, tinh thần người dân miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận từng bước cải thiện.

Với tinh thần vượt khó, học hỏi kinh nghiệm những người đi trước về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó sản lượng điều của gia đình ngày càng tăng, hàng năm thu hoạch hơn 6,5 tấn hạt. Với giá 42.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 250 triệu đồng. Từ số vốn tích góp được, ông Chamalea Hồng tiếp tục đầu tư trồng xen canh 70 gốc bưởi da xanh và mua 4 con bò giống nhằm tận dụng số cỏ trong vườn. Đến nay đàn bò gia đình ông đã phát triển thành 10 con béo tốt.

Gia đình ông Pi Năng Thiêng ở thôn Hành Rạc 1, xã Phước Bình cũng mạnh dạn đầu tư trồng bưởi da xanh. Ban đầu ông Thiêng chỉ trồng vài chục gốc bưởi thử nghiệm, sau thời gian nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và bắp nên vào năm 2013, gia đình ông quyết định chuyển đổi 1 ha đất đồi dốc sang trồng bưởi da xanh.

Ông Thiêng cho biết, bưởi da xanh là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh. Với giá bán tại vườn dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg, 1 ha bưởi da xanh của gia đình ông cho thu nhập đáng kể, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Với nỗ lực của người dân cùng với hỗ trợ kịp thời của chính quyền, mặt trận, đoàn thể, đến nay xã Phước Bình có 130 ha bưởi da xanh, thu nhập ước 30 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, nông dân xã Phước Bình còn trồng 741 ha chuối và sầu riêng cho thu nhập từ 3- 3,5 triệu đồng/ha/tháng; chưa kể hơn 500 héc ta cây điều cho thu nhập từ 25- 30 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó, đời sống của bà con đồng bào miền núi Phước Bình ngày càng khởi sắc….

Mua ngay thứ này tự bảo vệ bản thân trước các mối nguy hiểm!

Bản sao cực ngầu của Samsung Galaxy S9 đang giảm giá Bà Katơ Thị Gái, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, theo Nghị quyết của Đảng phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngắn ngày chuyển sang cây trồng lâu năm để phát triển kinh tế thì từ đó Mặt trận cũng chủ động tuyên truyền vận động bà con là xác định rõ chỗ nào thì phù hợp chuyển đổi cây nào. Hiện nay, mặt trận đang tập trung tuyên truyền làm như thế nào cho giảm nghèo bền vững.

Có được kết quả trên, các cấp Mặt trận đã triển khai thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhờ đó, đời sống của bà con từng bước được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Phước Bình giảm đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/người/năm.

Với những việc làm và giải pháp thiết thực, hy vọng thời gian tới công tác giảm nghèo ở xã Phước Bình nói riêng, huyện miền núi Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận nói chung tiếp tục gặt hái những thành quả tốt từ nỗ lực lao động và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội miền núi và giảm nghèo bền vững.

Theo vov.vn - 24/11/2018

Link nguồn: 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở một huyện miền núi Ninh Thuận

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc