top-banner-2

Thứ ba, 09/04/2013, 14:34 GMT+7

Đăng kí bảo hộ là chưa đủ

Thứ ba, 09/04/2013, 14:34 GMT+7

Việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đang ngày càng trở nên tinh vi và... công khai. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, điều này là do chế tài chưa đủ mạnh. Vụ việc về Vang Đà Lạt tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các DN làm ăn chụp giật.

Trang web của Ladofoods (trên) và trang web vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (dưới)

Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa có công văn khẳng định tổng đại lí phân phối rượu tại 186B Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân (Hà Nội) vi phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Vang Đà Lạt. Đây là nhãn hiệu đã được bảo hộ đối với Cty CP Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods).

Trước đó, Ladofoods đã có công văn gởi Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng TP Hà Nội đề nghị đình chỉ hoạt động trang website: vangdalatwine.com của một Tổng đại lý phân phối rượu, bia ở số 186B, Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội từ ngày 8/1/2013. Sau một thời gian nghiên cứu, làm rõ, Cục Sỡ hữu trí tuệ đã có Công văn số 2224/SHTT-TTKN ngày 23/3/2013 trả lời. Theo đó, Cục SHTT đã khẳng định Ladofoods được cấp nhiều Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 45073 bảo hộ tổng thể nhãn hiệu “Vang Đà Lạt” cho sản phẩm “Rượu vang các loại”. Do vậy Ladofoods được độc quyền sử dụng các nhãn hiệu đã nêu trên toàn lãnh thổ VN.

Theo Cục SHTT, việc Tổng đại lý phân phối rượu, bia ở TP Hà Nội quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và thương hiệu “Vang Đà Lạt” trên trang web vangdalatwine.com có thành phần “Vangdalat” tương tự gây nhầm lẫn với phần chữ tương ứng nhãn hiệu “Vang Đà Lạt”. Việc làm trên mà không do chủ nhãn hiệu hoặc người được chủ nhãn hiệu cho phép sản xuất là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định tại điều 129.1 Luật Sở hữu trí tuệ.

Tương tự, việc gắn nhãn hiệu “Vang Đà Lạt” và “Vang Dalat, Dalat Wine & hình” trên web http://www.vangdalatwine.com là hành vi giả mạo nhãn hiệu được quy định tại điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Cục SHTT chỉ là cơ quan quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ không trực tiếp xử lí các vi phạm nên cơ quan này đã hướng dẫn Cty CP Thực phẩm Lâm Đồng yêu cầu Thanh tra Khoa học - Công nghệ, Quản lý thị trường… trên cùng địa bàn nơi xảy ra xâm phạm xử lý các hành vi xâm phạm trên.

Trao đổi với phóng viên DĐDN, ông Lê Dũng – Trưởng phòng kế hoạch và truyền thông Cty CP Thực phẩm Lâm Đồng rất bức xúc, hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp và tranh chấp nhãn hiệu Vang Đà Lạt không phải đây là lần đâu. Đây là một nhãn hiệu, thương hiệu được gây dựng từ hàng chục năm. Mỗi lần tranh chấp đều khiến bản thân DN có nhãn hiệu, sản phẩm bị xâm hại phải chịu thiệt hại. Thiệt hại về uy tín, doanh số và chi phí theo kiện.

Cứ mỗi lần một thương hiệu, nhãn hiệu nào bị xâm hại mà không xử lí nghiêm các hành vi vi phạm thì sẽ khiến họ “nhờn thuốc”. Do vậy, đại diện của DN bị xâm hại đề nghị ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm cần phải có chế tài xử lí thật nặng đối với các đơn vị cố tình.

Theo dddn.com.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đăng kí bảo hộ là chưa đủ

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc