top-banner-2

Thứ bảy, 25/02/2017, 09:00 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình: Định hướng thế hệ kế cận

Viết bởi ducanh   
Thứ bảy, 25/02/2017, 09:00 GMT+7

Theo các chuyên gia, việc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo chính là điểm yếu trong việc duy trì mối quan hệ gia đình cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gia đình (DNGĐ). Việc chuyển giao cho thế hệ kế cận có thể sẽ đưa doanh nghiệp phát triển lên một giai đoạn mới nhưng cũng có thể là nguyên nhân chính khiến một doanh nghiệp gia đình lụi bại.

Theo báo cáo năm 2015 từ kết quả khảo sát 250 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Đông Nam Á (Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines) của Labuan International Business & Financial Centre – Malaysia, phần lớn các doanh nghiệp gia đình lớn tại khu vực này đã chuẩn bị kế hoạch kế thừa; 22% doanh nghiệp cho biết chưa có kế hoạch và là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Báo cáo cũng cho thấy các nhà đầu tư thường tin tưởng vào những công ty có kế hoạch kế thừa rõ ràng hơn là những công ty không có kế hoạch cụ thể.Bởi vậy, với các doanh nghiệp có tầm nhìn, việc chuyển giao thế hệ được đưa lên thành một vấn đề chiến lược và được thực hiện có lộ trình bài bản.

thu-suong-ceo-vndaily

Doanh nhân Võ Thị Thu Sương – Sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH Ba lô túi xách tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1 với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chuyển giao thế hệ” trên cương vị là CEO bàn về vấn đề này.

Điều này không chỉ nhằm giữ vững sự trường tồn của DNGĐ từ đời này sang đời khác, việc hoạch định chiến lược cho các thế hệ F2, F3 trong một gia đình được đầu tư học tập, đào tạo bàn bản về các kỹ năng chuyên môn, tài chính, marketing, quản trị kinh doanh,… từ thời niên thiếu được xem như là điều kiện cần. Quan trọng hơn thế, các nhà lãnh đạo cho rằng đạo đức trong công việc, khả năng lãnh đạo và tinh thần khởi nghiệp là những đặc tính quan trọng nhất để nuôi dưỡng thế hệ kế thừa.Thế hệ kệ cận cần chứng tỏ sự tâm huyết, tố chất kèm theo đó là năng lực bản thân, thấu hiểu bối cảnh kinh doanh trong nước và quốc tế, đồng thời nắm bắt được hệ thống quản trị công ty gia đình. Người kế nghiệp cũng phải thể hiện bản thân để thoát khỏi cái bóng của các bậc tiền bối và khi tiếp quản có thể phát triển được công ty ngày càng vươn xa nhưng vẫn không làm thay đổi cấu trúc, văn hóa của công ty.

Tại Việt Nam, những DNGĐ đã thành công trong việc chuyển giao thế hệ và được vạch ra một kế hoạch dài hơi như KOVA Trading, Vinasun, Quốc Cường Gia Lai, TT Group, Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T,… những người kế nhiệm trong các doanh nghiệp này đều chứng tỏ bản lĩnh và năng lực bản thân không chỉ việc kinh doanh trong chính doanh nghiệp của gia đình mà còn tự gây dựng doanh nghiệp của mình thành công. Chẳng hạn như Nguyễn Trung Tínhiện là Tổng giám đốc của Tập đoàn Trung Thủy (TT Group), sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, Australia và về nước vào năm 2011, vị doanh nhân trẻ này bắt đầu làm việc từ vị trí nhân viên marketing tập sự ở tập đoàn của gia đình rồi "ra riêng", tự khởi nghiệp bằng việc vay 10 tỷ đồng mở Sin Ultra Lounge - một mô hình F&B (thực phẩm và đồ uống). Sau đó là mở thêm quán bar, nhà hàng ẩm thực và doanh nghiệp riêng về thiết kế nội thất, marketing và tổ chức sự kiện.Với chiến lược bài bản, lộ trình khôn ngoan đó, khi ngồi lên vị trí điều hành cao nhất của tập đoàn, vị doanh nhân trẻ tuổi này rất tự tin và chứng tỏ được năng lực của mình.

Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng kế hoạch chuyển giao thế hệ thành công như vậy. Theo kết quả một cuộc điều tra mới đây do một số thành viên trong Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam, điều đáng buồn là các công ty gia đình của Việt Nam khó có thể tồn tại và phát triển qua thế hệ thứ ba. Và ngay cả sự chuyển giao giữa hai thế hệ này cũng đã khiến cho một số công ty “gia đình trị” bắt đầu có những xung đột về quyền lợi và có dấu hiệu đi xuống. Đó cũng là nỗi lo của nhiều DNGĐ khi “đỏ mắt” đi tìm người kế nghiệp hoặc loay hoay trong việc định hướng cho các thế hệ sau nối nghiệp nhà. Để lý giải cho vấn đề này chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1 đã đưa lên sóng chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chuyển giao thế hệ” để các doanh nhân cùng bàn luận và đưa ra giải pháp.

1-di-tim-hau-due

 Bà Sương cùng các Doanh nhân bàn bạc về vấn đề chuyển giao thế hệ kế nghiệp của DNGĐ trong chương trình

Theo đó, chương trình nêu ra câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình đang sở hữu một bệnh viện tư nhân có quy mô vừa và nhỏ. Thế hệ con cháu của doanh nghiệp đã hoàn tất các khóa học quản trị kinh doanh, marketing ở nước ngoài về, nên công ty đã quyết định phát triển mảng tiếp thị và kinh doanh cho bệnh viện. Sau một thời gian giao mảng này cho thế hệ con cháu, hoạt động kinh doanh của bệnh viện rất khởi sắc, khách hàng đến thăm khám và chữa bệnh rất đông. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để tính toán đến việc đầu tư phát triển và mở rộng bệnh viện nên CEO và các cổ đông đã ngồi lại với nhau để bàn bạc giải pháp. Tham gia chương trình với vai trò là CEO của doanh nghiệp này, doanh nhân Võ Thị Thu Sương – Sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH Ba lô Túi xách với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực kinh doanh trên thương trường, với 12 năm gắn bó với hệ thống gia công ba lô túi xách và hiện nay là nhà phân phối độc quyền của dòng túi da cao cấp Vutino toàn cầu. Nói về câu chuyện kế nghiệm trong DNGĐ này, bà chia sẻ: “Trong chiến lược dài hạn, doanh nghiệp cần tập trung vào xây dựng và phát triển đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao cho bệnh viện và đây chính là những người điều hành cao nhất để giữ vững những giá trị cốt lỏi cho bệnh viện. Do đó, thế hệ con cháu của gia đình do chỉ được đào tạo về quản trị kinh doanh, marketing nên chỉ đứng ở vị trí cấp phó và phụ trách mảng này”.

Giải pháp này của bà Sương đưa ra nhận được nhiều lời đồng tính của các khán giả xem chương trình, đại diện bạn Hoàng Văn Hưng cho rằng: “Ban đầu nên đưa con cháu vào DN với những vị trí bình thường về các vấn đề truyền thông, kinh doanh. Có năng lực bổ nhiệm dần, đấy là cách để người khác tâm phục khẩu phục”. Câu chuyện kế nghiệp của DNGĐ là một bài toán mà đa số các công ty hiện nay đang đi tìm lời giải, làm thế nào để thế hệ sao vừa kế thừa vừa phát huy những gì được thừa hưởng từ thế hệ trước?

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này,hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăngký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặcđường dây hỗ trợ doanh nghiệp: 098.148.6868.

 Việt Chinh

*Nội dung được thực hiện bởi Trường Sơn Media theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp gia đình: Định hướng thế hệ kế cận

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc