top-banner-2

Thứ hai, 17/08/2015, 15:20 GMT+7

Vì ai cũng thích nghe kể chuyện!

Viết bởi An An   
Thứ hai, 17/08/2015, 15:20 GMT+7

Chính vì vậy, để quảng cáo chạm đến khách hàng, hãy kể một câu chuyện thật cuốn hút.

Những nhân viên thuộc công ty marketing Contently có trụ sở tại New York luôn tin vào sức mạnh của “storytelling” (nghệ thuật kể chuyện trong marketing). Cũng chính bởi vậy, họ đã sử dụng câu châm ngôn của tộc người Hopi Ấn Độ với mục đích phản ánh sứ mệnh tạo ra thế giới truyền thông tốt hơn của họ đó là: “Those who tell the stories rule the world”. Họ thậm chí đã vẽ cả slogan này lên tường văn phòng làm việc và đây là điều đầu tiên bất cứ ai tới văn phòng sẽ nhìn thấy.

van-hoa-doanh-nhan-62

Dưới đây là chia sẻ của Giám đốc sáng tạo Contently Shane Snow về yếu tố “câu chuyện” trong sứ mệnh của họ. Với Shane, có 3 yếu tố cần thiết để tạo nên một câu chuyện thật đẹp gửi tới khách hàng:

Trôi chảy – Bạn có thể đọc lướt qua câu chuyện một cách nhanh chóng hay còn bị ngắc ngứ ở đâu đó?

Tính liên kết – Liệu câu chuyện của bạn có mối liên kết cá nhân đến việc gì đó hay không?

Mới lạ - Liệu có điều gì ngạc nhiên hay mới lạ trong câu chuyện bạn kể hay không – thậm chí, bạn có tạo ra được bất kỳ thay đổi về hình thức nào so với những câu chuyện cũ hay không?

Dĩ nhiên, để có được cả 3 yếu tố kể trên có lẽ cần phải thông qua một cuốn tiểu thuyết hay một bộ phim. Vậy với đoạn quảng cáo ngắn thì sao? Shane đã đưa ra một vài yếu tố mà “storytelling” cần có để áp dụng vào những nội dung ngắn.

Tip 1: Kể một câu chuyện riêng tư để kết nối với người đọc và thuyết phục họ xoay quanh đó

Cách dễ dàng để mọi người có thể nhớ và kết nối với những gì bạn viết là thông qua nội dung. Ví dụ, Linkedin là nơi rất nhiều mẹo nhỏ hay kiến thức được chia sẻ. Đây rõ ràng là môi trường có cả sự liên kết, mới lạ và trôi chảy.

Vậy thế nào là một nội dung hay? Đó là khi bạn biết kể một câu chuyện tuyệt vời. Bản thân nhiều bài viết chia sẻ trên Linkedin của tôi đều xuất phát từ một câu chuyện cụ thể. Mới đây, Guy Kawasaki – tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng đã chia sẻ cách tạo ra một bài thuyết trình hay. Và bí quyết đó là mỗi bài đều được bắt đầu bằng slide có hình ảnh về một điều gì đó trong cuộc sống của chính anh ấy – đôi lúc là bức ảnh những người con của Guy, kệ sách hay một thứ gì đó tương tự như vậy.

Tip 2: Tìm ra “nhóm người tủ” và viết một điều gì đó chỉ để thu hút họ và lờ đi tất cả số còn lại

Điều tôi muốn nói ở đây là cần phải tìm ra đúng độc giả mục tiêu và viết một điều gì đó mà mỗi người thuộc nhóm đó có liên quan. Đây là yếu tố quyết định đến việc người đọc sẽ chia sẻ bài viết sau đó hay không.

Ví dụ, một bài viết với tiêu đề “10 điều mọi người trên thế giới đều yêu thích” sẽ ít có khả năng được chia sẻ hơn so với bài “15 điều xảy ra với những ai lớn lên tại Mỹ và có mẹ là người châu Á”. Rõ ràng, điều này liên quan đến một nhóm nhỏ những người đã trải nghiệm hoặc việc này thực tế từng xảy ra với họ. Chính vì vậy, họ sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn.

Cuối cùng, lời khuyên mà Shane đưa ra là hãy tìm một nhóm người đang rất cần đến những gì bạn viết, tạo ra một câu chuyện thật thu hút với họ và lờ đi tất cả những người còn lại.

Bài viết là chia sẻ của Shane Snow - đồng sáng lập và Giám đốc sáng tạo của Contently – công ty xếp trong danh sách 100 hãng phát triển nhanh nhất tại Mỹ. Ngoài am hiểu về "storytelling", anh từng giành giải thưởng báo chí với những bài viết độc đáo trên Wired và The New Yorker. Anh cũng là tác giả của nhiều đầu sách như How Hackers, Innovators and Icons Accelertate Success.

 Theo Trí Thức Trẻ/LinkedIn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì ai cũng thích nghe kể chuyện!

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc