Cẩn trọng để việc ưu đãi thuế không biến Việt Nam thành "bãi rác" |
Thứ năm, 23/05/2013, 09:32 GMT+7 |
Phát biểu trước nghị trường về “làn sóng từ Trung Quốc”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đưa ra cảnh báo cần cẩn trọng để ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cùng với những điều kiện dễ dãi về môi trường và nhân công giá rẻ không biến Việt Nam thành một “bãi rác công nghiệp”. Chưa tới 30% số DN đóng thuế Phiên thảo luận tổ về thuế GTGT và thuế TNDN được các vị ĐBQH gắn luôn vào thực tế hiện nay. Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của QH Trần Du Lịch tán thành với việc giảm thuế từ 25% xuống 22% từ 1/1/2014 và 20% từ 2016, dù ông cũng ngậm ngùi rằng: “DN hiện còn gì để quan tâm đến thuế TNDN là bao nhiêu!”. Dẫn kết quả kiểm toán TPHCM năm 2012, ông Lịch nói chỉ chưa tới 30% số DN đóng thuế. Chưa kể đến việc “các công ty kiểm toán mà đoàn ĐBQH thành phố mời tham gia góp ý cho luật nói 25% là thuế danh nghĩa, chứ còn nhiều khoản DN thực chi nhưng không được khấu trừ. Thực tế phải 27%”. ĐBQH Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) đưa ra hàng loạt thông số để nhận định: Với tình hình sản xuất kinh doanh như hiện nay, lượng DN ngừng và chuẩn bị ngừng hoạt động tăng hơn so với năm ngoái. Ảnh minh họa Ông đề nghị Chính phủ cần thống kê xem ngành nghề nào giải thể lớn nhất, vì theo ông, lượng DN ngừng hoạt động, giải thể lớn nhất thuộc khối sản xuất, đặc biệt là nhóm DN vật liệu xây dựng, chứ “chưa chắc là BĐS”. Mức giảm thuế theo ông Sơn cần có thời gian nhất định để DN có thể hấp thụ. “Sóng cả” đang khó cho DN vừa và nhỏ ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường cho biết, bà đồng tình với việc miễn thuế các tổ chức nhà nước đang đảm nhiệm việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS, bà Hường cho rằng phải xác định riêng để kê khai nộp thuế, bởi thực tế các DN hoạt động sản xuất kinh doanh đang chia vào một số mảng, có lãi bù lỗ. Cụ thể, nhiều DN đang bù lại lỗ BĐS, nếu DN có đầu tư mang lợi nhuận nhiều hơn, đối tượng đóng thuế là DN chứ không phải mảng kinh doanh của DN. Là một doanh nhân, bà Hường khẳng định “tất cả các DN đều khó, DN vừa và nhỏ chiếm phần đông trong số DN VN”, theo bà, với hiện trạng “sóng cả” như hiện nay, “không hề dễ dàng với các DN vừa và nhỏ”, bởi nếu họ có tổng doanh thu không quá 20 tỉ đồng/năm, thì thu nhập lao động chỉ khoảng 1 triệu, lương cơ bản không đủ thì lấy đâu ra nộp thuế”. Bà Hường nhấn mạnh tới việc để khôi phục niềm tin cho DN thì mức thuế phổ thông 20% nên áp dụng ngay từ năm 2014 hoặc 2015 để tránh cơ chế xin-cho. Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Trần Du Lịch cũng đề nghị xem lại cách nhìn nhận tiêu chí doanh thu. “Thực tế, nhiều DN 199 lao động và doanh thu vượt 20 tỉ. DN nói nếu 250-300 lao động mà doanh thu có 20 tỉ thì không nuôi nổi người lao động”. Ông đề nghị “cần tính toán lại việc phân biệt DN vừa và nhỏ”. TGĐ SaiGon Cop, ĐBQH Nguyễn Ngọc Hòa cũng nói, việc cho DN vừa và nhỏ hưởng ưu đãi thuế không nên lấy tiêu chí doanh thu mà nên lấy tiêu chí lao động và vốn; ''bởi có như vậy mới càng thúc đẩy vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn của DN”. Làn sóng từ Trung Quốc Phần phát biểu của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) hoàn toàn là một cảnh báo khả năng “VN biến thành bãi rác công nghệ”. Theo ông, với việc Việt Nam ưu đãi thuế TNDN, trong khi các nước khác điều kiện môi trường chặt chẽ, chi phí đầu tư cao, nhân công không rẻ sẽ khiến các DN “chạy qua” Việt Nam, mang theo công nghệ thấp. Ông Nghĩa thẳng thắn về một “làn sóng từ Trung Quốc” mà trong thực tế đã biến các chính sách thu hút đầu tư mang lại “hậu quả” thay vì hiệu quả khi biến đất nước trở thành một “bãi rác công nghệ” và hủy hoại môi trường. Lấy ví dụ là ngành thức ăn gia súc hiện đang bị chi phối tới 60% thị phần trong nước, lấn át hoàn toàn DN trong nước, ông Nghĩa đề nghị “cần phải cân nhắc xem giảm thuế có thực sự giúp đỡ DN Việt Nam hay cho nước ngoài hưởng lợi”. Theo Lao Động Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|