top-banner-2

Thứ ba, 21/05/2013, 09:33 GMT+7

Doanh nghiệp “rà soát” Luật kế toán

Thứ ba, 21/05/2013, 09:33 GMT+7

Sau gần 10 năm ban hành, Luật Kế toán 2003 đã bộc lộ nhiều bất cập. Dưới sự tổ chức của VCCI, doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của Luật này trực tiếp đứng ra rà soát lại những hạn chế để Luật bắt kịp với xu hướng phát triển.

Bộ phận kế toán Cty cổ phần Thuận Thảo, Phú Yên đang hoàn thành báo cáo thuế năm 2012

Khoảng 600.000 doanh nghiệp và 1,5 triệu đơn vị hành chính sự nghiệp, sự nghiệp có thu… đang chịu sự tác động và điều chỉnh của Luật Kế toán 2003. Chính vì vậy, chỉ cần một bất hợp lí nhỏ về tính pháp lí của kế toán cũng sẽ gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, xã hội nói chung.

Sức ép cải cách

PGS TS Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho biết, theo văn bản kí kết giữa Bộ Công Thương của các nước ASEAN, đến năm 2015 các nước ASEAN sẽ công nhận chuẩn mực kế toán, chứng chỉ hành nghề kế toán của nhau. Khi đó, những người hành nghề kế toán có chứng chỉ được hoạt động nghề nghiệp tại tất cả các nước thuộc ASEAN. Điều này vừa thuận lợi cho việc phát triển nghề nghiệp nhưng cũng là sức ép tới hành lang pháp lí và những điều kiện, tiêu chuẩn về lĩnh vực kế toán mà Việt Nam phải tuân theo.

Thực tế, việc tiếp cận các thông lệ quốc tế về kế toán cũng mang nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Ông Thanh dẫn chứng, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đang phải chịu sức ép rất lớn vì họ quy định mọi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều phải tuân theo quy chuẩn kế toán của Lào. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại đây hầu như buộc phải thuê người Lào làm kế toán và hệ thống sổ sách cũng phải bằng tiếng Lào.

Để lĩnh vực kế toán sớm tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, ông Bùi Văn Mai – Phó chủ tịch thường trực kiêm tổng thư kí Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch hệ thống thông tin về kinh tế, tài chính mà cơ bản là số liệu từ công việc kiểm toán. Việt Nam đã cam kết mở cừa gần như hoàn toàn về lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Do đó, chúng ta phải tiếp cận gần nhất với các thông lệ quốc tế, với hệ thống thông tin tự động liên kết toàn cầu, tiếp cận về tổ chức quản lí, giám sát thực thi pháp luật kế toán. Kế toán Việt Nam phải hướng đến tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận.

Nhiều nội dung cần bổ sung

Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch hệ thống thông tin về kinh tế, tài chính mà cơ bản là số liệu từ công việc kiểm toán.

Cũng theo ông Mai, Việt Nam cần bổ sung các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đây là cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ kế toán viên. Trên cơ sở chuẩn mưc quốc tế, Bộ Tài chính cần quy định chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp kế toán.

Hiện nay chuẩn mực kế toán công (CMKTC) quốc tế đã ghi nhận những vấn đề của tương lai như giá trị tài nguyên, là di sản, là năng lực cạnh tranh mềm… Hệ thống CMKTC quốc tế cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, lãnh đạo đưa ra những quyết định phù hợp nhất với điều kiện hiện tại. Chính vì vây, ông Ngô Thanh Hoàng – Khoa tài chính công Học viện Tài chính cho rằng, cần chia Luật Kế toán thành hai. Đó là Luật Kế toán trong lĩnh vực nhà nước và Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh. Qua đó, phương pháp tính giá đối với lĩnh vực kinh doanh theo giá thị trường. Còn đối lĩnh vực công quy định tính giá theo phương pháp giá gốc.

Quy định của Luật Kế toán hiện nay chủ yếu phù hợp với kế toán thủ công. Trong khi hầu hết các đơn vị kế toán đang thực hiện trên máy tính. Bà Phạm Thu Trang – Trưởng phòng Kế toán Cty liên doanh Bảo hiểm Baoviet Tokio Marine cho rằng, hiện chứng từ điện tử được sử dụng rất nhiều, cần sửa Luật theo hướng quy định chi tiết, rõ ràng hơn. Theo đó, chứng từ điện tử thì không cần phai in ra giấy. Quy định này vừa phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập, vừa đỡ tốn kém cho doanh nghiệp. Luật cũng nên quy định mở cho việc sử dụng hình thức các sổ kế toán bằng các phần mềm kế toán cho phù hợp với thực tế. Vì hiện, các doanh nghiệp dùng phần mềm kế toán rất nhiều.

Theo dddn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp “rà soát” Luật kế toán

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc