top-banner-2

Thứ năm, 25/08/2016, 15:01 GMT+7

Người đàn ông Do Thái giúp Israel đã từ hoang mạc khô cằn thành thiên đường nông nghiệp

Viết bởi An An   
Thứ năm, 25/08/2016, 15:01 GMT+7

Nhắc đến nông nghiệp thì không thể không nói đến Israel, nói đến Israel thì không thể không nói đến giáo sư Daniel Hillel, người phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt nổi tiếng thế giới.

1-nguoi-dan-ong-do-thai

Nếu nói về ngành nông nghiệp thế giới thì không thể không nói đến Israel khi quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu nông nghiệp lớn trên thế giới trong khi vị trí địa lý không hề thích hợp cho nghề nông.

Tuy nhiên, nói đến nông nghiệp Israel thì không thể không nói đến nhà khoa học Daniel Hillel, người đã góp công lớn cho thành công này cũng như làm thay đổi tư tưởng về trồng trọt trên toàn thế giới.

Vào cuối thập niên 50, chuyên gia Hillel bắt đầu phát triển lý thuyết tưới nhỏ giọt trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, hệ thống tưới tiêu thay vì được sử dụng ồ ạt thì được điều chỉnh phủ hợp, từ tưới ít với lượng nhiều đến tưới nhiều lượng ít.

Bằng cách loại bỏ lượng nước dư thừa không hiệu quả trong tưới tiêu, phương pháp của ông Hillel giúp nông dân Israel dùng ít nước hơn nhưng lại cho hiệu suất cao hơn.

Thêm vào đó, việc những đường ống nhựa được phát minh vào thập niên 60 khiến cho quy trình thực hiện phương pháp tưới nhỏ giọt trở nên dễ dàng hơn cũng như ít tốn kém hơn.

Nhờ những cống hiến của mình, ông đã được trao thưởng giải “World Food Prize” năm 2012 cũng như trở thành giáo sư giảng dạy cho hàng loạt các trường đại học như Columbia, Massachusetts, Hebrew...

Ngoài ra, ông còn được mời cộng tác với nhiều tổ chức quốc tế như ngân hàng thế giới (World Bank), tổ chức nông lương quốc tế (FAO)...

Công trình của ông đã được ứng dụng rộng rãi tại Trung Đông và hiện đang lan ra nhiều khu vực khác như Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ hay Australia.

Với tình trạng môi trường ngày một ô nhiễm, thời tiết nóng lên và khí hậu ngày càng khắc nghiệt, công trình của giáo sư Hillel đang dần được phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia. Không những thế, các nước còn cải tiến phương pháp tưới nhỏ giọt của chuyên gia Hillel, như sử dụng chất liệu ống tưới khác nhằm nâng cao hiệu quả tưới tiêu.

Tờ Wall Street Journal đã có bài phỏng vấn với giáo sư Hillel về công trình của ông cũng như những lo ngại về tình hình an ninh lương thực thế giới.


Giáo sư Daniel Hillel tại một trạm kiểm soát thủy lợi ở Israel

Giáo sư Daniel Hillel tại một trạm kiểm soát thủy lợi ở Israel

Một giấc mơ

WSJ: Điều gì đã truyền cảm hứng để ông đến với ngành nông nghiệp?

Giáo sư Hillel: Tôi sinh ra ở Los Angeles vào năm 1930 lúc cuộc Đại khủng hoảng kinh tế Mỹ bắt đầu. Sau đó, khi còn rất nhỏ, tôi cùng với gia đình chuyển đến Palestine, khu vực mà sau này trở thành nhà nước Israel.

Vào năm 9 tuổi, gia đình chúng tôi được chính phủ sắp xếp vào sống tại một khu tái định cư (kibbutz) và tôi nhanh chóng nhận ra từ thực tế rằng làm nông nghiệp trong điều kiện khô hạn ở Israel là một thử thách vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, cũng từ đây tôi bắt đầu có tình yêu với nông nghiệp, đất đai, trồng trọt, khí hậu. Tôi đã giữ tình yêu với nông nghiệp trong cả cuộc đời và nó trở thành niềm đam mê cũng như sự nghiệp của tôi. Quả thật, phát minh về hệ thống tưới nhỏ giọt là một món quà bất ngờ cũng như vô giá đối với tôi.

Tại thời điểm nào trong cuộc đời, ông chuyển sang tập trung nghiên cứu về phương pháp tưới nhỏ giọt?

Giáo sư Daniel Hillel

Giáo sư Daniel Hillel

Sau khi tôi tốt nghiệp trường đại học Hebrew vào cuối thập niên 50, tôi và các bạn của mình đã bắt đầu phát triển ý tưởng cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên nước và đất trong nông nghiệp dưới điều kiện khí hậu khô hạn.

Quan điểm truyền thống của tưới tiêu trong nông nghiệp là dùng một lượng lớn nước làm ẩm đất, qua đó tạo điều kiện cho hạt mầm phát triển cũng như cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng phương pháp này khiến hạt mầm bị thừa nước khi mới tưới và dần thiếu nước trở lại cho đến khi người nông dân tưới thêm lần nữa, qua đó tốn quá nhiều nước.

Chúng tôi nhận ra rằng bằng việc tưới nhỏ giọt, chính xác tại nơi hạt mầm được gieo và với lượng nước vừa đủ, hạt mầm sẽ không lâm vào tình trạng thừa hay thiếu nước cũng như không bị ảnh hưởng tới quá trình phát triển.

Bằng cách này, hệ thống tưới tiêu sẽ được dùng bền vững hơn do lượng nước được sử dụng hiệu quả và người nông dân sẽ thu hoạch được nhiều hơn trên mỗi mét vuông trồng trọt.

Làm sao ông có thể phát triển từ một ý tưởng đơn giản thành một hệ thống lý thuyết và áp dụng chúng vào thực tế? Ông có gặp khó khăn nào không trong quá trình áp dụng hệ thống này?

Chúng tôi đã khá may mắn khi hệ thống ống nhựa được sản xuất đại trà với giá thành rẻ vào thập niên 60, qua đó giảm chi phí xây dựng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt.

Trước đó, hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ có thể làm thủ công hoặc bằng những đường ống kim loại khá đắt đỏ cũng như thiếu sự chính xác trong tưới nước.

Hệ thống ống nhựa giúp người nông dân có thể tưới chính xác đến từng khu vực gieo hạt mầm với một lượng vừa phải, liên tục. Nhờ đó, chúng tôi có thể điều khiển bao nhiều nước là đủ cho hạt mầm tùy vào giai đoạn tăng trưởng của cây.

Sức mạnh của một giọt nước

WSJ: Làm thế nào mà hệ thống tưới nhỏ giọt của ông lại được phổ biến ra toàn thế giới?

Giáo sư Hillel: Hệ thống tưới nhỏ giọt được cấp bằng sáng chế cho hãng Simcha Blass, sau đó được áp dụng vào thực tế tại Israel trong thập niên 60. Kể từ đó, sự thành công của hệ thống này bắt đầu khiến chúng được toàn thế giới chú ý.

Trên thực tế, tôi cũng đã cộng tác với Liên hợp quốc (UN) và World Bank để phát triển hệ thống này tại hơn 30 quốc gia, bao gồm Jordan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Palestine cũng như các nước tại châu Á và châu Phi.

Tại sao hệ thống tưới nhỏ giọt của ông ngày nay lại ngày càng được nhân rộng như vậy?

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng hệ thống tưới nhỏ giọt đang được nhân rộng ra nhiều khu vực trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Châu Phi... Tất cả những vùng trên đều có chung một vấn đề là nhu cầu tăng cường năng suất nông nghiệp do sự bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, những quốc gia này đòi hỏi loại công nghệ có thể liên tục đổi mới, nâng cấp cũng như phục vụ được mọi loại cây trồng và thế là hệ thống tưới nhỏ giọt được áp dụng.

Chúng tôi đã thấy nhiều cải tiến trong việc sử dụng hệ thống này, như dùng năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho hệ thống hay dùng vật lieuj mới, như gốm, để làm đường ống cho phù hợp điều kiện của từng vùng.

Ông có thể lấy ví dụ một quốc gia đã áp dụng thành công hệ thống tưới nhỏ giọt này không?

Theo tôi, Ai Cập là một ví dụ điển hình ngoài Israel đạt được thành công lớn với hệ thống tưới tiêu này. Đất nước này có dân số tăng trưởng nhanh và các nhà quản lý tại đây đã áp dụng thành công hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm tăng cường năng suất nông nghiệp.

Giáo sư Daniel Hillel với những người nông dân trồng cam tại Jordan-Israel

Giáo sư Daniel Hillel với những người nông dân trồng cam tại Jordan-Israel

Tầm nhìn tương lai

WSJ: Theo ông, ngành nông nghiệp nói chung và hệ thống tưới tiêu nói riêng nên tập trung phát triển theo hướng nào trong tương lai?

Giáo sư Hillel: Theo tôi, thay vì chỉ kiểm soát tài nguyên đất, nước hoặc khoanh vùng khu vực trồng trọt, chính phủ các nước nên đặt trọng tâm vào toàn cảnh môi trường của quốc gia. Hệ thống tưới tiêu không chỉ là vấn đề đất hay nước mà còn có thể bao gồm những yếu tố như cường độ ánh nắng, sức gió, hay thậm chí giống cây trồng.

Chúng ta nên hạn chế khu vực sản xuất nông nghiệp và tăng cường quản lý năng suất hơn là mở rộng tràn lan nhưng hiệu quả kém. Với cách làm này, sản lượng nông nghiệp vẫn tốt trong khi chúng ta có thể bảo vệ được điều kiện tự nhiên môi trường và đa dạng sinh học.

Ông có cho rằng chính phủ các nước cần làm nhiều hơn để đưa vấn đề nông nghiệp và an ninh lương thực thành trọng tâm trong chương trình nghị sự?

Tôi tin rằng chính phủ các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế cần phải làm nhiều hơn nữa trong vấn đề này.

Rõ ràng, những nguy cơ và vấn đề trước mắt như khủng hoảng kinh tế đang khiến các nhà lãnh đạo mát sự tập trung đối với mối nguy dài hạn, đó là sự suy giảm điều kiện sống, sự đa dạng sinh học trong xã hội loài người do bị ảnh hưởng từ sự suy giảm tài nguyên cũng như biến đổi khí hậu.

Theo Tri Thức Trẻ

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Người đàn ông Do Thái giúp Israel đã từ hoang mạc khô cằn thành thiên đường nông nghiệp

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc