top-banner-2

Thứ sáu, 25/11/2022, 14:30 GMT+7

Trước 40 tuổi không nắm chắc 4 bài học này thì đừng hỏi sao về già cuộc sống vất vả

Viết bởi ducanh   
Thứ sáu, 25/11/2022, 14:30 GMT+7

Cho dù bạn đang ở độ tuổi đầu 20 hay cuối 30, đây là một số bài học tài chính bạn cần ghi nhớ.

truoc-40-tuoi-khong-nam-chac-4-bai-hoc-nay-thi-dung-hoi-sao-ve-gia-cuoc-song-vat-va

Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn sẽ không bao giờ có nhiều hơn 24 giờ trong một ngày. Mọi người đều làm việc với thời gian hạn chế và cách chúng ta sử dụng thời gian ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

Do vậy, việc hiểu được những bài học tài chính này có thể giúp bạn thay đổi thói quen và lối sống, cải thiện tình hình tài chính cá nhân.

Có kế hoạch tài chính cụ thể

Dù bạn ở độ tuổi đầu 20 hay cuối 30, điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu và các mục tiêu trong tương lai phía trước. Khi bạn già đi, điều duy nhất bạn cảm thấy hối tiếc là lãng phí thời gian.

Câu nói phổ biến "Thời gian là vàng bạc" cũ và nhàm chán, song vẫn có trọng lượng không nhỏ. Thay vì lãng phí thời gian vào những điều không cần thiết, bạn nên tập trung vào việc kiếm và tiết kiệm tiền.

Nhiều người không muốn nghĩ đến việc tiết kiệm tiền khi còn trẻ, nhưng đó thực sự là khoảng thời gian tốt nhất. Bởi lúc này bạn có thể thiết lập những thói quen tốt, có thể đi cùng bạn đến suốt đời đồng thời loại bỏ những thói quen xấu, chẳng hạn chi tiêu quá mức.

Theo nhà hoạch định tài chính cá nhân Heather Winston, trước khi 40 tuổi, bạn cần xây dựng quỹ khẩn cấp cá nhân. "Mục tiêu là tiết kiệm đủ để trang trải chi phí hàng tháng trong vòng 3-6 tháng. Nếu không có quỹ khẩn cấp, bạn có thể mắc nợ nhiều hơn", nhà hoạch định tài chính nói.

Trước 40 tuổi không nắm chắc 4 bài học này thì đừng hỏi sao về già cuộc sống vất vả - Ảnh 1.

Bạn nên vạch rõ kế hoạch tài chính cho tương lai. Ảnh: Unsplash.

Có chiến lược trả hết nợ

Khi 40 tuổi, bạn có thể có một số loại nợ nhất định, chẳng hạn thẻ tín dụng hay vay mua nhà, ôtô. 

Heather Winston cho rằng bạn nên trả hết các khoản nợ nhỏ rồi tiến đến thanh toán những khoản nợ lớn hơn. Điều này giúp bạn cảm thấy khoản nợ dễ quản lý hơn nhiều so với việc cố gắng lao vào trả nhiều khoản nợ lớn cùng một lúc.

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhiều tiền hơn, các vấn đề tài chính của họ sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, người không biết quản lý tài chính luôn gặp phải vấn đề khiến họ đau đầu, cho dù họ có kiếm được nhiều.

Sam Palmer (người đứng đầu bộ phận tư vấn và lập kế hoạch tài sản kỹ thuật số tại JP Morgan Wealth Management) cho biết khi làm việc để trả hết nợ và tránh mắc nợ, bạn cần theo dõi thói quen chi tiêu của chính mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để xác định các hạng mục chi tiêu chính, các khoản chi tiêu cần thiết và hiệu quả theo tháng, quý hoặc năm.

Nếu không thể tự lập kế hoạch tài chính, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia hoạch định. Họ có thể giúp bạn đưa ra những chiến lược phù hợp, điều chỉnh khoản chi tiêu nếu cần thiết.

Không chi tiêu chỉ để gây ấn tượng với người khác

Loại hành vi này khá phổ biến ở thanh thiếu niên. Hầu hết tiêu tiền để thể hiện mình giàu có và gây ấn tượng với bạn bè.

Song thay vào đó, bạn có thể chi tiền để bồi đắp kiến thức và kỹ năng cho bản thân, tạo nên những kỷ niệm ngọt ngào đáng nhớ bên người thân bằng cách đi du lịch hay tặng quà...

Những người duy nhất bạn cần gây ấn tượng là những người quan tâm và yêu thương bạn.

Trước 40 tuổi không nắm chắc 4 bài học này thì đừng hỏi sao về già cuộc sống vất vả - Ảnh 2.

Ảnh: Advisory Excellence.

Giá trị ròng quan trọng hơn thu nhập

Nhiều người liên kết sự giàu có của một người với số tiền họ kiếm được mỗi năm. Trên thực tế, bạn kiếm được bao nhiêu không quan trọng bằng việc bạn có bao nhiêu. Bạn muốn kiếm được 200.000 USD/năm với giá trị ròng bằng 0 hay kiếm được 40.000 USD/năm với giá trị ròng bằng 1 triệu USD?

Ví dụ khác, có 2 người kiếm được số tiền bằng nhau mỗi tháng. Một người quyết định đầu tư trong khi người kia chọn không làm gì cả. Nhiều năm trôi qua, người đầu tư đã có nhà cho thuê, trong khi tình trạng tài chính của người kia vẫn như vậy.

Vấn đề là chúng ta có toàn quyền quyết định với tiền của mình.

Theo Yahoo Finance, Medium

theo Lam Phương / cafebiz.vn - 25/11/2022

link nguồn: https://cafebiz.vn/truoc-40-tuoi-khong-nam-chac-4-bai-hoc-nay-thi-dung-hoi-sao-ve-gia-cuoc-song-vat-va-176221125082038356.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Trước 40 tuổi không nắm chắc 4 bài học này thì đừng hỏi sao về già cuộc sống vất vả

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc