4 tâm lý của người muốn nghỉ hưu sớm và 2 điều kiện tiên quyết để sống an nhàn sung sướng |
Viết bởi ducanh |
Thứ hai, 17/01/2022, 16:39 GMT+7 |
Nghỉ hưu chính là trạng thái giải thoát bản thân khỏi công việc bề bộn, ngừng theo đuổi mục tiêu sự nghiệp để bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Sống trên đời ai mà chẳng muốn an nhàn! An nhàn chính là mục tiêu cuối cùng mà những người nghỉ hưu sớm muốn hướng tới. Cuộc sống vồn vã hiện nay càng có nhiều người trẻ nung nấu ý định nghỉ hưu sớm để “thưởng” cho bản thân cuộc sống sung sướng và hạnh phúc, rời xa chốn công sở thị phi và mệt mỏi. Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ phát hiện những người muốn nghỉ hưu sớm đều có 4 trạng thái tâm lý dưới đây: 1. Tâm lý thỏa mãn Đời người là quá trình không ngừng phấn đấu và phát triển. Thời trẻ nhiệt huyết, bạn có thể làm việc quên ăn quên ngủ, không tiếc sức lực cho đến khi hoàn thành mục tiêu mới thôi. Nhưng khi thời gian dần trôi, bạn dần dần phát hiện không phải chuyện gì cũng xảy ra theo ý mình muốn. Cho dù đã “bán mạng” để theo đuổi nhưng vẫn lắm lúc lực bất tòng tâm. Vậy thì khi nào mới có thể nhìn thấy được điểm đích? Đến giai đoạn này, tâm lý của bạn tự nhiên hình thành nên cảm giác thỏa mãn: “Hà cớ chi phải tự làm khổ bản thân khi đã có thể hạnh phúc với những gì mình đang có?”. Thế nào là nghỉ hưu? Nghỉ hưu chính là trạng thái giải thoát bản thân khỏi công việc bề bộn, ngừng theo đuổi mục tiêu sự nghiệp để bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Sớm muộn gì cũng phải nghỉ hưu, thay vì chờ đợi sau này thì quyết định hành động sớm cũng không có gì sai trái. 2. Tâm lý bất lực Cuộc đời đầy rẫy những chuyện không như ý. Khi đến một độ tuổi nhất định, bạn chợt nhận ra bản thân đã qua cái thời so đo tính toán với mọi thứ trên đời. Tuy nhiên, mặc dù tâm lý đã trở nên “bất động” với nhân sinh nhưng bạn vẫn chỉ là một con người bình thường, vẫn gặp phải những sóng gió và bất trắc của cuộc đời. Lúc trước, bạn đảm nhiệm vị trí được xem là khá quyền lực trong công ty, nhưng khi tuổi tác tăng dần, bạn lại bị thay thế bởi những người trẻ tuổi năng động hơn và đương nhiên bị gạt ra ngoài lề là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, tư duy của bạn đôi khi không thể theo kịp thời đại bằng lớp trẻ. Từ đó, bạn cảm thấy chán nản, vô dụng và tự ti. Chính vì vậy, nghỉ hưu càng sớm càng tốt để rời khỏi chốn thị phi công sở kia để tận hưởng cuộc sống cho riêng mình. 3. Tâm lý kỳ vọng Trước và sau khi nghỉ hưu sở hữu hai trạng thái cuộc sống khác nhau. Nếu để ý kỹ, không khó để bạn phát hiện ra nhiều người khi đi làm thì sôi nổi và nhiệt huyết, nhưng đến khi nghỉ hưu thì cả thân thể và tinh thần đều già đi rất nhanh. Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt rõ rệt này chính là người nghỉ hưu chưa chuẩn bị đủ tâm lý sẵn sàng nên đã bị hiện thực “vả mặt” đau đớn. Thế nhưng tại sao nhiều người vẫn mong muốn nghỉ hưu sớm? Vì họ kỳ vọng vào cuộc sống tự do tự tại, vô lo vô nghĩ sau khi rũ bỏ mọi mệt mỏi ở chốn công sở. Con người là như thế! Bản thân thiếu thứ gì thì luôn mong muốn có được thứ đó. Đối với họ, công việc là gánh nặng và là căn nguyên của phiền muộn, lo âu. Thật vậy! Nếu công việc trước đó luôn vui vẻ và phù hợp thì liệu bạn có suy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm trong khi sức khỏe đang sung mãn không? Xin thưa là KHÔNG! 4. Tâm lý hưởng thụ Rốt cuộc thì ý nghĩa và mục tiêu của cuộc đời là gì? Bạn dành trọn thanh xuân chìm ngập trong bộn bề để kiếm tiền nuôi bản thân, cho bố mẹ cuộc sống tốt hơn, để dành tiết kiệm cho tương lai sau này. Song, bạn đã vô tình bỏ qua chính mình. Hiện tại thì sao? Cuộc sống đã ổn thỏa, điều kiện kinh tế coi như đã ổn định, tất cả đều đã đủ đầy, nhưng tinh thần và đầu óc vẫn chưa được thỏa mãn, chưa được nếm vị ngọt của hạnh phúc. Thế tại sao lại phải chịu đựng khổ cực làm việc mỗi ngày? Buông bỏ hết tất cả để hưởng thụ cuộc sống. “Người không vì mình thì trời tru đất diệt”, đến lúc sống cho chính mình thì cứ việc hành động. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ hưu sớm, bạn bắt buộc phải chuẩn bị 2 điều kiện thiết yếu: Tiền tiết kiệm và tinh thần “biết chấp nhận”. Nghỉ hưu sớm tương đương với việc bạn từ bỏ thu nhập để sống một cuộc đời an nhàn. Điều này đòi hỏi bạn phải có sẵn khoản tiền khá lớn cho phần đời về sau. Cuộc sống sau khi nghỉ hưu khác hoàn toàn với trước đó. Đến lúc này, bạn phải sở hữu tinh thần “biết chấp nhận” để đối phó với những “cám dỗ” vô hình phía sau. Theo đó, bạn không có quyền ghen tị khi người khác có sự nghiệp đồ sộ và càng không có tư cách để cảm thấy tự ti khi cuộc sống của bản thân không bằng người khác. Nếu đã có đủ hai điều kiện này, hạnh phúc sau khi nghỉ hưu đang nằm trong tầm tay của bạn. theo Phan / cafef.vn - 17/01/2022 link nguồn: https://cafef.vn/khat-khao-tu-do-tu-tai-4-tam-ly-cua-nguoi-muon-nghi-huu-som-va-2-dieu-kien-tien-quyet-de-song-an-nhan-sung-suong-20220117094502642.chn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|