top-banner-2

Thứ tư, 03/02/2021, 08:00 GMT+7

5 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc

Viết bởi ducanh   
Thứ tư, 03/02/2021, 08:00 GMT+7

EQ (Emotional Quotient trí tuệ cảm xúc) là khả năng xác định, kiểm soát, hiểu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và mọi người xung quanh. EQ không phải là một khái niệm mới, nhưng đó là điều ngày càng được quan tâm hơn trong lĩnh vực tuyển dụng.

the-hien-tri-tue-phong-van-xin-viec-1

Nhiều công ty đang chú ý tìm kiếm những ứng viên có trí tuệ cảm xúc cao, bởi những ứng viên này được đánh giá là mắt xích cần thiết để vận hành công ty cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Do đó, EQ là một điểm quan trọng bạn rất cần thể hiện được trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Dưới đây là cách mà bạn có thể áp dụng. 

Chú tâm lắng nghe

Mẹo đầu tiên cần ghi nhớ là bạn không chỉ ở đó để nói về bản thân. Bạn cũng ở đó để lắng nghe và không phải ai cũng lắng nghe đúng cách. Thay vì tập trung vào câu trả lời cho điều đang được hỏi, hãy dành tất cả sự chú ý của bạn vào chính câu hỏi đó. Lặp lại câu hỏi bằng từ ngữ của riêng bạn để đảm bảo rằng bạn hiểu đúng. Nếu không chắc, đừng ngần ngại hỏi lại. 

Logo-careerlink

Đừng để bị thôi thúc rằng bạn phải trả lời câu hỏi ngay lập tức. Có rất nhiều điều dễ khiến bạn phân tâm trong một buổi phỏng vấn tìm việc nhanh ở Đà Nẵng, TPHCM hay Hà Nội. Chú tâm lắng nghe có nghĩa là nghe để hiểu thay vì nghe với mục đích phản hồi, phản đối hoặc để chờ đến lượt nói. Người phỏng vấn cũng đang tìm kiếm một câu trả lời thấu đáo, thay vì một câu trả lời ngay lập tức cho thấy rằng bạn đã tập dượt.

Biểu cảm chân thật

Do quá căng thẳng mà nhiều ứng viên thường bị hơi “đơ” một chút. Hãy thoải mái. Mọi người đều biết rằng các cuộc phỏng vấn có thể căng thẳng, vì vậy hãy làm mọi cách để bình tĩnh và thư giãn. Không nên biểu lộ cảm xúc quá đà, thể hiện những cảm xúc phù hợp sẽ tạo nên mối liên kết giữa bạn và người phỏng vấn. 

the-hien-tri-tue-phong-van-xin-viec-2

Mỉm cười khi trả lời phỏng vấn là điều cần thiết, miễn là không có vẻ gượng ép hoặc thiếu chân thực. Ngôn ngữ cơ thể khác như dáng ngồi, cách giao tiếp bằng mắt, những cử chỉ nhỏ như nhíu mày, khoanh tay... cũng nói lên kha khá về trí tuệ cảm xúc của bạn. 

Một lưu ý quan trọng là bạn không nên cố gắng thể hiện điều gì đó không giống bản thân mình. Người phỏng vấn đã gặp vô số ứng viên, vô số kiểu người, và họ có thể nhận ra rằng bạn có đang “gồng” hay không.

Chia sẻ thành công của bạn

the-hien-tri-tue-phong-van-xin-viec-3

Hãy học theo các vận động viên chuyên nghiệp khi họ được phỏng vấn sau một chiến thắng hoặc thành tích nào đó. Họ luôn ghi nhận công lao của đồng đội thay vì chỉ nói về bản thân mình. 

Khi được hỏi về một dự án mà bạn tự hào hoặc đã thực hiện thành công, hãy nhớ chia sẻ công sức với đội nhóm, với công ty và những người khác đã tham gia vào dự án. Một người có trí tuệ cảm xúc cao là người biết quan tâm và tôn trọng những người xung quanh. Do đó, việc thể hiện rằng mình là có khả năng làm việc nhóm tốt chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm.

Thẳng thắn thừa nhận mong muốn cải thiện bản thân

Lời khuyên điển hình để trả lời một câu hỏi về điểm yếu là hãy coi nó như một điểm mạnh. Ví dụ, tự nhận mình là người cầu toàn hoặc quá tham công tiếc việc. Tuy nhiên, những câu trả lời như vậy không còn ý nghĩa mấy nữa vì người phỏng vấn đang tìm kiếm điều gì đó quan trọng hơn là một câu trả lời nước đôi an toàn.

Khi tiết lộ điểm yếu, hãy nhớ chỉ ra bạn đang tích cực làm gì để khắc phục điểm yếu đó và đưa ra ví dụ về sự tiến bộ. Người phỏng vấn biết rằng tất cả chúng ta đều có những điểm yếu và chắc chắn sẽ nghi ngờ nếu bạn cố gắng che giấu chúng. Miễn là những điểm yếu của bạn không đáng kể, chia sẻ trung thực, cởi mở và chân thành sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng và tôn trọng.

Đặt câu hỏi

the-hien-tri-tue-phong-van-xin-viec-4

Khi trả lời xong những câu hỏi của nhà tuyển dụng, đến lượt bạn hỏi một số câu hỏi của riêng mình. Bên cạnh việc nhận được thông tin cần thiết để xác định xem công việc có phù hợp với bạn hay không, đặt những câu hỏi thông minh là một cách tuyệt vời để thể hiện trí tuệ cảm xúc. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn thực sự nhiệt tình và quan tâm đến họ. Họ sẽ không chỉ thích thú với cuộc trò chuyện trong buổi phỏng vấn mà còn sẽ nhớ đến bạn trong tương lai.

Hãy đặt câu hỏi xoay quanh văn hóa, giá trị của một tổ chức, một số lỗi thường gặp của “tân binh” hoặc đề cập bất kỳ trải nghiệm hoặc quan sát tích cực nào bạn từng có với tổ chức. Tất cả những điều này cho thấy rằng bạn đang suy nghĩ về nhiều thứ hơn là chỉ nhận được công việc. Bạn đang suy nghĩ về cách thành công trong công việc đó.

Hãy nhớ rằng, trí tuệ cảm xúc cũng cần thực hành. Cách tốt nhất để thể hiện EQ nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn, trong công việc hay trong bất kỳ bối cảnh nào khác là rèn luyện chỉ số EQ của bạn mỗi ngày.

Hà Phương

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

5 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc