top-banner-2

Thứ hai, 14/10/2019, 16:07 GMT+7

Làm gì khi 'mất lửa' trong công việc?

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ hai, 14/10/2019, 16:07 GMT+7

Một khảo sát của Gallup năm 2017, chỉ có 1/3 số nhân viên của Hoa Kỳ đặt tâm huyết vào trong công việc; Có nghĩa là, chỉ có một trong số ba nhân viên mang lại mức độ sáng tạo cao, có đam mê và cam kết năng suất cho công việc của họ.

mat-lua-trong-cong-viec

Trong một thế giới lý tưởng - khi bạn hoàn toàn hài lòng với công việc của mình, mỗi ngày đi làm bạn luôn cảm thấy đầy ý nghĩa và tràn đầy động lực. Nhưng phải làm sao nếu một mai bạn không còn cảm thấy như thế nữa? Phải làm sao khi bạn đang mắc kẹt trong công việc hoặc sự nghiệp mà mình từng yêu thích, nhưng giờ đây dường như trái tim bạn không còn thuộc về nơi đó nữa?

Số người gặp phải trường hợp này nhiều hơn bạn nghĩ. Theo một khảo sát của Gallup năm 2017, chỉ có 1/3 số nhân viên của Hoa Kỳ đặt tâm huyết vào trong công việc; Có nghĩa là, chỉ có một trong số ba nhân viên mang lại mức độ sáng tạo cao, có đam mê và cam kết năng suất cho công việc của họ. Điều này cho thấy phần lớn các nhân viên không hài lòng với công việc của mình.

Thật sự, có rất nhiều lý do cho tình trạng bất ổn này. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi cứ lặp đi lặp lại một việc, hay luôn tự hỏi rằng ý nghĩa tối thượng của công việc mình đang làm là gì? Bạn có thể cảm thấy mình đang làm những việc quá tiểu tiết, hoặc các lãnh đạo công ty không hề quan tâm đến khả năng phát triển nghề nghiệp của bạn. Hoặc có thể là, niềm đam mê, mục tiêu thăng tiến và những ưu tiên trong cuộc sống của bản thân bạn đã thay đổi rồi.

Đánh giá lại những điều bạn thực sự muốn

 Không phải ai cũng muốn có một sự nghiệp đỉnh cao. Thực tế, trong một nghiên cứu của Amy Wrzesniewski - một giáo sư trường Yale đã chỉ ra rằng, con người có xu hướng rơi vào một trong ba loại sau: (1) Một số người xem công việc của họ như là sự nghiệp; (2) một số người xem nó đơn thuần là một công việc; (3) và số còn lại thì xem nó như là một sứ mệnh. 

Không có gì bất ngờ khi những người thuộc loại 3 là những người có sự thể hiện xuất sắc và mức độ hài lòng cao nhất trong công việc của họ.

Chìa khóa ở đây là bạn phải xác định được những gì bạn thực sự quan tâm - những điều gì thật sự thúc đẩy bạn, những gì khiến bạn đam mê và biến nó thành động lực - hãy bắt đầu xây dựng từ đó. Hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp động lực của bạn những năm 20 tuổi sẽ dần thay đổi và không còn lôi cuốn bạn nữa. Đừng cố gắng gượng ép bản thân ở độ tuổi 40, 50 hoặc 60 phải đuổi theo những tham vọng lúc đang tuổi 20. Thậm chí nếu bạn không thể tìm thấy niềm đam mê thực sự của mình thì ít nhất cũng đã tăng tỉ lệ tìm được một nghề nghiệp có ý nghĩa.

Hãy "tinh chỉnh" công việc nếu có thể

Nếu tính chất công việc của bạn có thể tinh chỉnh thì có một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Ý tưởng là bạn có thể thay đổi một số khía cạnh của công việc để có được cảm giác ý nghĩa và hài lòng. Nghiên cứu về hành vi tổ chức của các học giả Justin Berg, Jane Dutton và Amy Wrzesniewski đã cho thấy rằng: con người có thể tưởng tượng và ảnh hưởng đến cấu trúc của công việc theo cách riêng của mỗi người.

Ví dụ, nếu bạn yêu thích công việc phân tích nhưng không thích bán hàng, liệu bạn có thể điều chỉnh trách nhiệm của mình theo hướng này không? Nếu trong một dự án, bạn yêu thích việc tương tác với mọi người nhưng lại cảm thấy lạc lõng, liệu bạn có tìm cách nhập hội với nhiều người hơn không? Nghiên cứu này đã đưa ra một trường hợp, một cô gái đã tái thiết kế lại công việc

Làm gì khi mất lửa trong công việc? - Ảnh 1.

Marketing của mình bằng cách đảm nhận luôn cả việc lên kế hoạch cho các sự kiện, dù đó vốn không phải là trách nhiệm của cô. Lý do rất đơn giản: Cô thích nó và đã làm tốt, bằng cách như vậy, cô cùng lúc có thể gia tăng giá trị cho công ty và cho chính kinh nghiệm làm việc của mình.

Hoặc, hãy tưởng tượng rằng bạn là ‘kiến trúc sư’ có thể "phác thảo" mô tả công việc của mình, bạn có thể chỉnh sửa "trước" và "sau" bản mô tả công việc đó của bạn, với "trước" là  đại diện cho hiện trạng tầm thường, và "sau" là khả năng có thể xảy ra trong tương lai. Một sự tinh chỉnh

mới lạ có thể giúp bạn tái thiết kế lại công việc của mình. Vì đôi khi ngay cả một điều chỉnh nhỏ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi giá trị trong chất lượng trải nghiệm công việc.

Khơi dậy những niềm đam mê ngoài công việc

Đó có thể là một sở thích tiềm ẩn mà bạn từng nghĩ là mình không có thời gian, ví dụ như một dự án cá nhân không liên quan đến công việc hoặc nghề nghiệp hiện tại.

Hoặc kiếm thêm thu nhập từ một nghề tay trái chẳng hạn - nơi bạn có thể thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo hoặc kinh doanh quy mô nhỏ. Luôn có một lối thoát cho niềm đam mê của bạn ngoài công việc, để đối trọng với sự đơn điệu trong công việc văn phòng hàng ngày.

Những nỗ lực đầy cảm hứng đó có thể vô tình ảnh hưởng tích cực đến cả công việc đang làm. Chúng đem lại cho bạn năng lượng và cảm hứng để tiếp tục công việc hoặc làm sống lại tình yêu với phần việc bạn thực sự yêu thích.

Nếu tất cả điều đó vẫn thất bại, thì HÃY THAY ĐỔI

Hãy suy nghĩ về việc thay đổi sự nghiệp như cách bạn nghĩ về việc thay đổi ngôi nhà vậy. Khi bạn mua một ngôi nhà, bạn chắc chắc sẽ có một số yêu cầu nhất định. Và theo thời gian  những ưu tiên của bạn có thể thay đổi hoặc đơn giản là bạn đã trưởng thành hơn. Khi đó, bạn sẽ chuyển đi, tìm cách cải tạo, hay vẫn ở lại? Chính xác thì bạn có thể nghĩ về công việc và sự nghiệp của mình theo cách đó.

Có phải những ưu tiên và nhu cầu của bạn đã thay đổi? Bạn có thể tinh chỉnh hoặc "cải tạo" công việc hay không? Hay thật sự bạn cần phải rời đi? Tất nhiên, nếu bạn lựa chọn thay đổi sự nghiệp của mình, bạn sẽ muốn có thời gian suy nghĩ thông suốt và chuẩn bị kĩ càng trước khi buông tay tất cả. Hãy tham khảo những người làm nghề mà bạn đang quan tâm, kiểm tra cẩn thận công việc mới trước khi quyết định thay đổi (có thể là tranh thủ thời gian vào cuối tuần hoặc buổi đêm). Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi đột ngột thay đổi mọi thứ, nhưng điều đó rất quan trọng để cân nhắc các lựa chọn nếu bạn thật sự cảm thấy sự khó chịu sâu sắc tại nơi làm việc.

Điều quan trọng nhất là, dù bạn đang cảm thấy phai nhạt tâm huyết và không còn hứng thú trong công việc hiện tại nữa thì cũng đừng vội mất hy vọng. Bạn luôn có thể tìm cách để thắp lên niềm đam mê của mình một lần nữa - hoặc ít nhất là thay đổi nó chút ít. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình thật kiên cường khi đi trên con đường đổi mới sự nghiệp.

Theo Trí Thức Trẻ/PACE/Cafebiz.vn - 14/10/2019

Link nguồn: http://cafebiz.vn/lam-gi-khi-mat-lua-trong-cong-viec-20191014154819203.chn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Làm gì khi 'mất lửa' trong công việc?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc