Vùng an toàn - 'Cái bẫy của sự thành công' |
Viết bởi Mai Ngọc | |
Thứ bảy, 18/08/2018, 17:50 GMT+7 | |
Sau một thời gian lăn lộn, bạn trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận đủ nuôi sống gia đình, nhà cửa không giàu sang nhưng cũng thuộc dạng khấm khá. Ở tuổi này mà nói, cuộc đời coi như đã có cái gọi là thành tựu. Nhưng từ sâu thẳm, bạn vẫn cảm thấy bứt rứt không yên, bởi hình như có gì đó… chưa trọn vẹn. Bi kịch của vùng an toàn Thử làm một phép so sánh bạn bây giờ và 10 năm trước, chắc chắn thu nhập, địa vị, kiến thức của một người đàn ông tuổi 30 phải hơn cậu trai trẻ 20. Bạn của ngày hôm nay, trong tay là một sự nghiệp nho nhỏ với hơn chục nhân viên, một gia đình xinh xắn, những mối quan hệ thượng lưu ngày càng mở rộng… Sự nghiệp, cuộc sống tuy không quá hào nhoáng nhưng là niềm ao ước của nhiều người. Vậy mà đằng sau cái vẻ bóng bẩy thành công đó, đâu rồi nhiệt huyết, đam mê công việc, tham vọng trở thành “kẻ có danh gì với núi sông” của tuổi trẻ? Có lẽ bạn giống như Gene Hammett, doanh nhân - tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Cái bẫy của thành công”: "Tôi đã có những thành công để tự do về tài chính và thời gian, nhưng tôi không cảm thấy hài lòng về bản thân mình. Tuy vậy, tôi vẫn tiếp tục đi theo con đường đó chủ yếu bởi vì tôi không muốn buông bỏ những gì tôi đã tạo ra để đi theo những gì tôi thực sự mong muốn". Bạn luôn cảm thấy không hài lòng với “tôi của ngày hôm nay” nhưng “không muốn buông bỏ những thành tựu đã có để đi theo những gì mình thực sự mong muốn”. Vì vậy, bạn mắc kẹt trong vùng an toàn của bản thân.
Điều tuyệt vời nhất không bao giờ đến với vùng an toàn. Để không hối tiếc vì những “Giá như…” Chẳng có gì sai khi ai cũng thích ở trong vùng an toàn của mình, nó khiến ta như “cá gặp nước”. Tuy vậy, sẽ có ngày ta chợt nhận thấy: Sao cuộc sống này đơn điệu và buồn tẻ đến vậy? Nếu bạn không vận động thì bạn đang đứng tại chỗ, nếu bạn càng đứng ở “vùng an toàn” càng lâu thì điều đó sẽ càng khiến bạn bị đào thải nhanh, đặc biệt là trong xã hội phát triển như hiện nay. Lựa chọn giữa an toàn và chấp nhận thử thách là điều không dễ dàng. Chỉ tự thân mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau mới có thể trả lời cho mình câu hỏi đó. Nhưng nếu đã xác định vùng an toàn chính là nguyên nhân của khủng hoảng, việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm tất nhiên là thoát khỏi đó càng sớm càng tốt. Nhưng bằng cách nào? 1. Thành thật với bản thân về tình hình hiện tại. Bạn đang làm kinh doanh theo bản năng, bạn cần bổ sung kiến thức, kỹ năng điều hành quản lý công ty, bạn cần chiến lược mới cho sản phẩm…? Chỉ cần 10 phút để nhìn nhận lại các vấn đề xung quanh công việc và cuộc sống, bạn sẽ biết lý do cần phải thay đổi. 2. Thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Hành trình vạn dặm khởi đầu từ một bước chân. Hãy bắt đầu với những gì bạn đang cảm thấy không ổn. Bạn có thể thay đổi một cách từ từ để tập quen với hình ảnh con người mới, với những thay đổi xung quanh: mở rộng đối tượng khách hàng, sáng tạo sản phẩm hay đơn giản là tìm một chuyên gia làm người cố vấn. Khi đã có bước đà đầu tiên, các bước sau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy bắt đầu và kiên trì từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ bất ngờ bởi kết quả đạt được. 3. Tập trung vào điểm mạnh của bản thân và chuẩn bị cho mình lộ trình phù hợp. Quá nhiều mục tiêu hay mục tiêu quá lớn sẽ khiến bạn mất phương hướng và đuối sức. Hãy chia nhỏ mục tiêu và thay đổi từng bước một. Muốn một kết quả khác, bạn phải làm khác đi. Rủi ro ư? Dĩ nhiên là có. Nhưng bạn cũng biết đấy, không ra biển lớn làm sao bắt được cá to. 4. Cuối cùng, hãy dũng cảm! 35 tuổi, quỹ thời gian của bạn không còn dồi dào nữa. Bạn không còn quá nhiều cái “hôm nào”, “khi khác” để bắt đầu tính chuyện “vượt khỏi vùng an toàn”. Cơ hội duy nhất của bạn chỉ có HIỆN TẠI. “Nếu bắt đầu thì có khả năng bạn sẽ nhận lấy thất bại, nhưng nếu không bắt đầu thì bạn đã thất bại rồi.” – Barack Obama. Hôm nay, bạn vẫn còn cơ hội, sao không bước ra khỏi vùng an toàn và bắt đầu một hành trình mới?
PV * Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|