top-banner-2

Thứ ba, 19/12/2017, 09:18 GMT+7

Quy tắc 30% thông tin mới: Bí quyết làm chủ mọi cuộc trò chuyện

Viết bởi Nam Anh   
Thứ ba, 19/12/2017, 09:18 GMT+7

Có một nguyên tắc đơn giản giúp mọi cuộc trò chuyện diễn ra một cách trôi chảy và tự nhiên, bất kể bạn đang nói chuyện với ai đi chăng nữa. Dù bạn nói gì, hãy đảm bảo quy tắc 30% thông tin mới.

nghe-thuat-song-vanhoadoanhnhan-2

Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác bạn và một người đang nói chuyện rất vui vẻ, tuy nhiên, sau đó cả hai đột ngột im lặng? Đó là khi mà bạn đang rất hào hứng nhưng đột nhiên phát hiện ra mình chẳng còn biết nói gì thêm nữa. Đừng lo, có một quy tắc vô cùng đơn giản giúp bạn chủ động trong mọi cuộc trò chuyện, bất kể bạn đang nói chuyện với ai đi chăng nữa. Đó chính là nguyên tắc 30% thông tin mới.

Nguyên tắc 30% thông tin mới là gì?

Theo như nguyên tắc này, với mỗi câu trả lời của mình, bạn cần chắc chắn rằng trong đó có 30% là thông tin mới. Vì sao ư? Không có cuộc trò chuyện nào kéo dài với một thông tin bị lặp lại quá nhiều lần. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy nhàm chán và không có hứng thú để tiếp tục trò chuyện với bạn.

Khi bạn không có thêm thông tin mới, cuộc trò chuyện sẽ giống như một “kim tự tháp đảo ngược”. Càng nói chuyện nhiều, thông tin trao đổi càng ít. Bằng cách tuân thủ nguyên tắc 30%, cả bạn và người đối diện sẽ biết thêm được những điều mới, đồng thời giữ cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị.

Ví dụ, trong cuộc trò chuyện, đối phương nói: “Món ăn trong nhà hàng đó thật tuyệt vời!” Bạn không nên đáp lại rằng: “Đúng thế, các món đều rất ngon”. Thay vào đó, bạn hãy đưa thêm ý kiến hoặc thông tin của mình, như: “Tôi đặc biệt thích khoai tây chiên của họ. Nó khiến tôi nhớ về một địa danh mà tôi từng đến du lịch vào năm ngoái”.

Tại sao chỉ nên dừng lại ở 30%?

Thông tin mới rất cần thiết trong cuộc trò chuyện, tuy nhiên, bạn nên dừng lại ở mức 30%. Lý do là, khi bạn thêm quá nhiều thông tin, cuộc hội thoại sẽ dễ dàng trở nên một chiều. Người đối diện sẽ có cảm giác bạn đang không lắng nghe họ. Hoặc cảm thấy rằng, bạn đơn giản chỉ là đang đọc lại những điều bạn đã biết và đó giống như một bài giảng chứ không phải là cuộc trò chuyện.

Hãy đưa ra thông tin từng chút một. Như vậy, bạn vừa có thêm nhiều điều để chia sẻ, vừa có cơ hội để cả hai đều được lên tiếng. Đó mới là cách để có một cuộc trò chuyện hiệu quả và tích cực.

Hai điều kiện cần cho nguyên tắc 30% được hoạt động

Thứ nhất, cả hai đều mong muốn kéo dài cuộc trò chuyện

Nếu đối phương cảm thấy mệt mỏi hay không muốn tiếp tục trò chuyện, quy tắc 30% này sẽ hoàn toàn vô tác dụng. Hãy sử dụng nguyên tắc trên khi cả hai bên đều cảm thấy thoải mái và hứng thú với cuộc trò chuyện.

Thứ hai, biết đổi chủ đề khi không thể tiếp tục nói về một vấn đề quá lâu

Không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể tìm ra một chủ đề hay để nói chuyện hoặc đưa ra những thông tin mới. Trong trường hợp này, hãy sử dụng vốn hiểu biết mà bạn đã có về thứ mà đối phương vừa nói tới, rồi nhanh chóng “lái” sang một chủ đề mới để có nhiều đất diễn hơn.

Nguyên tắc 30% thông tin mới tưởng chừng khó nhưng lại rất đơn giản. Còn chần chừ gì nữa, hãy áp dụng ngay quy tắc này để làm chủ mọi cuộc trò chuyện nhé. Chúc bạn thành công!

Theo Thu Hoài - ttvn.vn - 19/12/2017

Link nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/quy-tac-30-thong-tin-moi-bi-quyet-lam-chu-moi-cuoc-tro-chuyen-42017191272645327.htm

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Quy tắc 30% thông tin mới: Bí quyết làm chủ mọi cuộc trò chuyện

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc