Những hành động nhỏ của nhân viên được lãnh đạo coi trọng 'như vàng' |
Viết bởi An An |
Thứ hai, 17/04/2017, 09:09 GMT+7 |
Có được sự coi trọng, tín nhiệm của lãnh đạo luôn là ao ước của rất nhiều người làm công ăn lương do nó mở cho họ nhiều cơ hội, nhiều thách thức mới, có một số tính cách, hành động điển hình để lấy được sự tín nhiệm này. Trong công việc, đa số nhân viên đều mong muốn có được sự coi trọng và tín nhiệm của lãnh đạo, tuy nhiên muốn được lãnh đạo coi trọng và tín nhiệm lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự biểu hiện cụ thể của bạn. Một khi bạn đã không được lãnh đạo tín nhiệm, dù bạn có làm được bao nhiêu việc đi nữa, sau này cũng không thể phát triển theo chiều hướng tích cực hơn được. Vì vậy, chúng ta phải làm sao để được lãnh đạo coi trọng và tín nhiệm đây? 1. Sự trung thành - Đứng trên lập trường của lãnh đạo để suy nghĩ - Chia sẻ suy nghĩ của bạn với cấp trên - Luôn bảo vệ lợi ích của công ty - Tìm cách kiếm tiền về cho công ty - Vượt qua mọi cám dỗ từ bên ngoài Công ty có thể sẵn sàng sa thải nhân viên có năng lực, nhưng đối với một nhân viên trung thành sẽ không có một lãnh đạo nào muốn cho anh ta ra đi, anh ta sẽ trở thành một chiến sĩ thép trong công ty và sẽ trở thành nhân viên có tương lai phát triển nhất trong công ty sau này. 2. Sự đam mê với công việc - Mục đích của công việc không phải chỉ vì mỗi mức lương - Nỗ lực phục vụ hết mình, thậm chí vượt qua cả mức lương - Hy sinh việc cá nhân vì công việc - Không quan tâm đến khái niệm hết giờ làm là đi về, mà làm xong việc mới nghĩ đến nghỉ ngơi. - Coi trọng từng chi tiết trong công việc Với sự tiến bộ từng ngày của xã hội, nhận thức của con người cũng hội tụ nhiều cái thay đổi. Bằng cấp, học lực không còn là điều kiện tiên quyết cho sự tuyển dụng nhân viên trong các công ty. Mà rất nhiều công ty cần sự đam mê, sự tận tâm với công việc của nhân viên, tiếp đó mới đến trình độ chuyên môn. 3. Tính tích cực trong công việc - Từ “ muốn tôi làm” thành “tôi muốn làm” - Chủ động gánh vác thêm một số việc ngoài công việc mình được phân công - Làm trước, nói sau để lãnh đạo vụi vẻ ngạc nhiên - Xung phong và chủ động làm việc - Yêu cầu một phải làm được ba Đừng để việc gì cũng phải đợi phân công mới làm, mà chúng ta nên chủ động làm tốt tất cả, dù khởi điểm có kém hơn người khác thì chúng ta cũng sẽ phát triển được nhanh chóng. 4. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc - Bất cứ việc gì, kể cả việc nhỏ nhất cũng phải làm tốt - Nói là phải làm, mà làm là phải có kết quả - Sai là sai, đừng tìm cách biện minh - Không vì sơ suất nhỏ mà hình thành sai lầm lớn Năng lực cá nhân có thể thua kém người khác nhưng tinh thần trách nhiệm thì không thể không có, nếu gặp việc gì cũng đùn đẩy, đổ cho nguyên nhân khách quan mà không tự ngẫm lại bản thân thì bạn sẽ dễ dàng đánh mất sự tín nhiệm của lãnh đạo. 5. Tính hiệu quả trong công việc - Tạm biệt những việc không đâu vào đâu - Tập trung chuyên tâm với công việc - Làm nhiều, làm tốt, làm cẩn thận từng công việc - Nói không với sự trì trệ, ngăn chặn sự cầu toàn khiến làm giảm hiệu quả công việc - Luôn ghi nhớ và biết sắp xếp công việc nào cần ưu tiên làm trước Thói quen làm việc phải đem lại hiệu quả cao là điều cần thiết đưa bạn đến thành công, và cũng là điều được các công ty vô cùng xem trọng. 6. Kết quả công việc - Ngay từ khi bắt tay làm là phải nghĩ cách làm sao hoàn thành công việc - Phương pháp luôn luôn nhiều hơn vấn đề - Làm việc một cách thông minh chứ không phải chỉ là làm việc chăm chỉ - Không có điều kiện vậy hãy tự tạo điều kiện - Hoàn thành công việc sớm hơn dự kiến “ Bất kể mèo đen hay mèo trắng, mèo nào bắt được chuột thì đó là con mèo giỏi”. Bất kể bạn làm việc chăm chỉ, hay làm việc thông minh, miễn đạt kết quả tốt thì bạn sẽ được mọi người công nhận. Doanh nghiệp xem trọng bạn lập được bao nhiêu “ công lao”, chứ không phải xem bạn vất vả thế nào. 7. Khả năng giao tiếp - Giao tiếp khác với buôn chuyện - Không nói hoặc nói quá nhiều cũng là một sai lầm - Đưa vấn đề ra bàn luận và đưa ra phương pháp giải quyết - Tiếp thu sự phê bình - Nội bộ có thể có mâu thuẫn nhưng ra ngoài phải đồng lòng Người giao tiếp kém dù có tài cũng khó mà tiến bộ được, còn người giỏi giao tiếp dù có bình thường thì họ có thể vừa làm vừa học nên nhanh chóng chứng minh được giá trị bản thân. 8. Tinh thần đoàn kết - Hòa đồng với tập thể - Tuân theo sự sắp xếp của tập thể - Tuân thủ kỷ luật mới đảm bảo được năng lực chiến đấu - Suy nghĩ và làm được nhiều việc hơn cho tập thể Bất kể bạn tài giỏi ra sao, nếu như bạn làm tổn hại đến tập thể, doanh nghiệp cũng sẵn sàng sa thải bạn. Đừng ảo tưởng rằng vì thiếu một mình bạn mà tập thể không thể làm nên việc gì. 9. Sự cầu tiến - Luôn học hỏi và cầu tiến - Đừng để kinh nghiệm một năm dùng lặp lại cho mười năm - Dùng thời gian để nâng cao năng lực bản thân, nạp năng lượng mới cho mình - Phát triển lợi thế, ưu điểm của bản thân Mỗi người cần phải theo kịp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp phải bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường. Vì vậy bất kể trong công sở hay thị trường, cá nhân hay doanh nghiệp, đều không muốn mình bị đào thải thì cần phải cầu tiến, đứng yên tại chỗ tương đương với từ bỏ, và bị gạt ra ngoài. 10. Sự khiêm tốn - Đừng khoe công đòi thưởng - Khắc phục tâm lý “ ta giỏi mà làm việc không xứng tầm” - Tôn trọng tất cả mọi người - Nỗ lực làm việc, xứng đáng với vị trí của mình - Thành tích chỉ là khởi đầu, vinh dự làm nên động lực Tài giỏi nhưng chớ tự cao, đừng nghĩ rằng nếu mình không khoe, không kể ra thì người khác không biết đến công lao của bạn, đừng có khoe khoang trước mặt đồng nghiệp. 11. Sự thành thật - Báo cáo doanh thu cần trung thực - Đừng tham cái lợi trước mắt - Không lãng phí tiền của của công ty, dù chỉ là một trang giấy - Trân trọng từng phút làm việc - Ghi nhớ rằng: những thứ mình tiết kiệm được cho công ty đó cũng là lợi nhuận. Tiết kiệm không phải là keo kiệt, mà là một đức tính tốt. Đừng nghĩ rằng tiền của công ty không phải là tiền, mà hãy nhớ rằng “nồi” của công ty có gì, “bát” của ta sẽ có cái đó, “nồi” của công ty có nhiều, “bát” của ta ắt sẽ đầy, và người cầm thìa múc lại chính là chúng ta. 12. Lòng biết ơn - Cảm ơn sếp cho bạn cần câu cơm - Cám ơn công việc không chỉ đem lại cho bạn tiền lương mà còn cho bạn nhiều kinh nghiệm và bài học. - Cảm ơn đồng nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ bạn - Cảm ơn khách hàng cho bạn cơ hội làm nên thành tích - Cảm ơn đối thủ cho bạn sự trưởng thành - Cảm ơn người phê bình bạn khiến bạn hoàn thiện bản thân hơn Tại sao chúng ta có thể chấp nhận được những sai lầm của bản thận mà đối với người khác hay công ty lại không ngừng khó chịu và phàn nàn. Bạn nên biết rằng, dù bạn có tài giỏi thế nào thì đôi khi bạn vẫn cần người khác cho bạn cơ hội để thể hiện hay có khi cần sự giúp đỡ dù to dù nhỏ từ người khác. Hạnh phúc hiện tại của bạn không phải do một mình bạn có thể làm nên.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|