Vì sao lập trình viên dễ bị... điên? |
Viết bởi An An |
Thứ sáu, 23/09/2016, 10:18 GMT+7 |
Lập trình hay viết phần mềm là một trong những nghề được xem là ổn định nhất hiện nay song chính nghề nghiệp này lại gây bất ổn nhất cho sức khỏe tinh thần của người làm nghề. Vì sao?
Có hai điều đang xảy ra hàng ngày khiến lập trình viên (coder, programmer) phát điên.
Một là “hội chứng kẻ mạo danh” (imposter syndrome), khi bạn chắn chắn rằng những coder khác làm cùng đều thông minh hơn, tài năng hơn và giàu kĩ năng hơn bạn. Bạn sống trong nỗi lo sợ rằng ai đó sẽ khám phá ra bạn đang lừa dối về trí thông minh hay năng lực của mình. Và điều thứ hai có khả năng khiến lập trình viên phát điên là trở thành một lập trình viên thực thụ! Nữ giới thường gặp phải triệu chứng này, đó không phải điều kì lạ. Hội chứng được tiến sĩ tâm lí học Pauline Rose Clance và tiến sĩ Suzanne Imes xem là vấn đề đặc trưng của những người phụ nữ thành công. Nó là chủ đề trong cuốn sách tự hoàn thiện dành cho phái nữ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều lập trình viên nam cảm nhận thấy hội chứng này. Họ có xu hướng áp đặt tiêu chuẩn đặc biệt cao cho bản thân, thường gặp tại những môi trường làm việc đánh giá chéo. Viết phần mềm cũng giống như bạn cày bừa trên một cánh đồng, đặc biệt với phần mềm nguồn mở mà ai cũng có thể nhìn vào và chỉnh sửa nó. Từ “kẻ mạo danh” đến “lập trình viên thực thụ” “Hội chứng kẻ mạo danh” khiến lập trình viên tự thôi thúc cần phải làm việc chăm chỉ hơn để tốt hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc dành thời gian viết code nhiều hơn, ngay cả khi đang… đi bộ, và nhận nhiều dự án hơn. Cảm giác này chính là hội chứng “lập trình viên thực thụ” (Real Programmer), ám chỉ những người chỉ sống để lập trình. Người dùng diễn đàn Reddit big_al11 giải thích: “Một lập trình viên thực thụ là người vô cùng yêu việc lập trình. Họ yêu nó tới mức dành tất cả thời gian cho nó. Họ không xem nó là “công việc”… Một lập trình viên chưa thể là “lập trình viên thực thụ” khi họ không tình nguyện làm việc 60 đến 80 tiếng mỗi tuần (mà không có tiền làm thêm giờ) bởi vì nó “vui vẻ””. Thực tế lập trình viên phải làm việc hàng giờ ròng rã không mới, song ý tưởng về việc họ làm điều đó vì ý chí và sự ưa thích của bản thân lại mới mẻ. Ví dụ, một thập kỉ trước, trong thời kì “bong bóng Internet”, cuốn sách có tên “Death March” vô cùng ăn khách. Nó kể lại thời gian làm việc kéo dài đã khiến cho lập trình viên gặp vấn đề về sức khỏe như thế nào và kết luận chính quản lí dự án nghèo nàn phải chịu trách nhiệm về việc này. Năm 2004, các lập trình viên còn kiện hãng game EA vì thời gian làm việc quá giờ và được đền bù 15 triệu USD. Năm 2010, câu chuyện về một phụ nữ kết hôn với lập trình viên đang làm tại Rockstar Games trở thành hiện tượng mới. Theo đó, công ty đòi hỏi nhân viên phải làm 12 tiếng/ngày trong 6 ngày làm việc suốt cả năm, cả tháng, khiến người chồng căng thẳng tột độ. Năm 2011, hội chứng “Real Programmer” bắt đầu được chú ý. Năm đó, cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội cho dân lập trình StackExchange đã diễn ra xoay quanh chủ đề: “Tôi không lập trình trong thời gian rỗi, nó có làm cho tôi dở đi không”. Ý kiến chung là bạn vẫn có thể là một người giỏi nếu chỉ làm trong giờ làm việc, song “lập trình viên giỏi nhất sẽ viết chương trình cả vào giờ nghỉ”. Nhiều hơn không đồng nghĩa với tốt hơn Tính đúng đắn của nó bị nghi ngờ. Sinh viên Stanford (Mỹ) đã nghiên cứu một người thực sự dành bao nhiêu thời gian làm việc thì hiệu quả. Không bất ngờ khi kết quả là làm việc quá nhiều sẽ giảm năng suất lao động. Coder làm việc quá sức (60 tiếng/tuần) có chất lượng kém hơn người chỉ làm 40 tiếng/tuần. Song, nó không ngăn cản hai hội chứng kể trên tiếp diễn, thậm chí còn phát sinh thêm nhiều câu chuyện buồn. Ví dụ, khoảng một năm trước, lập trình viên Kenneth Parker viết bài blog có tiêu đề: “Tôi đã biết một lập trình viên bị điên”. Anh kể về đồng nghiệp của mình làm việc vất vả đến mức “bị đột quỵ hoàn toàn về tinh thần”. “Anh ấy là một trong những nhân viên chăm chỉ nhất tôi từng chứng kiến. Anh thường ở lại sau giờ làm việc mải mê với các dự án. Anh luôn có mặt khi giám đốc cần ai đó hoàn thành nhanh công việc trong cuối tuần… Ý chí muốn hoàn thiện mọi thứ là điều khiến mọi người thích. Tuy nhiên, kết quả của anh ấy không tốt và kết thúc trong viện tâm thần”. Gần đây, kĩ sư phần mềm Nick Floyd của hãng New Relic bắt đầu viết và diễn thuyết về thứ mà anh gọi là “cân bằng cuộc sống của người nghiện máy tính” (Nerd Life Balance). Anh thú nhận từng bị hội chứng “kẻ mạo danh” hành hạ song hiện tại tin rằng hạnh phúc sẽ đến khi tìm thấy tình yêu công việc: “Làm việc tại New Relic là một thách thức, vừa khó khăn song cũng thật tuyệt vời. Trước khi gia nhập, tôi quen với niềm tin rằng công việc chỉ là công việc, đôi lúc thật nản lòng, còn cuộc sống là sự giải thoát khỏi những khó chịu tại công sở. Cuối cùng tôi nhận ra: cuộc sống tuyệt vời nhất khi thứ mà bạn gọi là “công việc” trở thành một cách để biểu đạt niềm đam mê trong cuộc sống”. Ngắn gọn hơn, người dùng Reddit big_al11 đưa ra giải pháp hợp lí nhất cho những người làm lập trình nói riêng và mọi ngành nói chung: “Tôi chỉ ước rằng chúng ta sống trong xã hội nơi không xác lập bản thân bằng công việc và là nơi mà làm việc đến chết không được ca ngợi là một đức hạnh”. Theo Tri Thức Trẻ
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|