7 điều về tiền bạc nhất định phải biết trước khi kết hôn |
Viết bởi An An |
Thứ hai, 18/07/2016, 10:54 GMT+7 |
Các cặp vợ chồng có thể cãi nhau vì những điều hết sức nhỏ nhặt như chồng đã đi uống bia quá nhiều lần trong tuần hay đây đã là đôi giày thứ 19 mà vợ mua từ đầu năm đến nay. Kết hôn là bước ngoặt quan trọng của đời người và sau khi kết hôn người ta có được rất nhiều bài học về cuộc sống, trong đó có những bài học về tiền bạc. Dưới đây là chia sẻ của “người trong cuộc” về 8 điều được coi là quan trọng nhất. 1. Nên hiểu rõ về tình hình tài chính cũng như những khoản nợ của nhau từ khi còn đang hẹn hò Tiền bạc luôn là chủ đề nhạy cảm trong tất cả các mối quan hệ chứ không riêng gì yêu đương, đặc biệt lại là đối với những cặp đôi đang ở giai đoạn “tình yêu màu hồng”. Họ đều không muốn nói về tình hình tài chính của bản thân. Tuy nhiên nhưng cuộc đối thoại chân thật thẳng thắn lại là rất cần thiết. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy không hài lòng hay coi thường người bạn đời của mình vì anh/cô ta có tình hình tài chính không tốt, nhưng đối diện với sự thực và xác định được tương lai sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc không biết gì về nhau và sau này “vỡ mộng” dẫn đến những bất đồng không đáng có. 2. Hãy thảo luận về kế hoạch tài chính và dự định đầu tư trong tương lai trước khi nói “Em đồng ý” Thảo luận càng cụ thể thì càng tốt. Có thể bạn thích mở một cửa hàng hay có một gánh nặng tài chính phải lo nhưng vị hôn thê không thích điều đó. Cũng có thể hai người sẽ đồng lòng nhưng rõ ràng các bạn phải thảo luận với nhau về điều này. Hãy đặt tất cả các thứ lên mặt bàn trước khi đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất của cuộc đời bạn. 3. Dành thời gian để thảo luận sâu về tài chính Cách duy nhất để các cặp vợ chồng có đồng quan điểm về tài chính – đặc biệt về thu và chi – là dành thời gian để thảo luận. Có thể dành ra mỗi tháng 1 buổi tối để nói về thu nhập của hai người, về các khoản nợ cũng như dự tính thu nhập sẽ tăng lên hay giảm đi trong thời gian tới. Cuối mỗi năm nên nhìn lại năm cũ đã thu chi ra sao, dự tính năm tới sẽ cần chi gì và có kế hoạch gì để có được số tiền cần chi. Đôi lúc bạn gặp những áp lực không đáng có khi lỡ tay chi tiêu quá đà và không muốn kết thúc bằng một cuộc cãi vã, do đó đi đúng lộ trình đã đề ra và cùng nhau sửa chữa sai lầm là điều quan trọng. 4. Đừng để gia đình vướng vào rắc rối của riêng bạn Trong một thế giới hoàn hảo, tất cả chúng ta đều giàu có. Nhưng thường thì đôi lúc người thân hay bạn bè sẽ tới gõ cửa nhà bạn để vay tiền. Không nên để khoản vay này ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch tài chính của gia đình bạn. Đồng thời, vợ chồng cần phải bàn bạc với nhau vì khoản vay đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu chung. 5. Nên có những khoản riêng rẽ Hai vợ chồng sẽ có một khoản tiền chung để dùng cho những khoản chi tiêu chung, nhưng cũng nên có những khoản riêng. Một số người cho rằng đây là điều kỳ lạ, tuy nhiên cách này có những lợi ích riêng. Bạn sẽ tự quyết định chi tiền cho những thứ nhỏ nhỏ hoặc đôi lúc là một số món đồ xa xỉ nếu mình muốn mà không khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Các cặp vợ chồng có thể cãi nhau vì những điều hết sức nhỏ nhặt như chồng đã đi uống bia quá nhiều lần trong tuần hay đây đã là đôi giày thứ 19 mà vợ mua từ đầu năm đến nay. Điều quan trọng ở đây là hóa đơn đã được thanh toán rồi, không thể rút lại được nữa và đôi lúc chúng ta cảm thấy cần phải "tự thưởng" cho bản thân. 6. Nợ có thể phá hủy mối quan hệ của bạn Một trong hai người có một khoản nợ mà người kia không hề hay biết. Bạn có thể xoay xở được và câu chuyện sẽ chìm vào quên lãng. Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp may mắn. Nếu người chồng không trả được nợ, người vợ cũng phải chịu trách nhiệm. Khi mọi chuyện vỡ lở thì mối quan hệ giữa hai người sẽ rất căng thẳng. Khoản nợ từ xa xưa là một chuyện, còn khoản nợ phát sinh khi hai người đã cưới nhau thì câu chuyện nghiêm trọng hơn nhiều. 7. Sau tất cả, hãy nhớ tiền không mua được hạnh phúc Nhà đẹp, xe đẹp, những món hàng xa xỉ đều sẽ không thể khiến bạn hạnh phúc trong một mối quan hệ mà bạn không muốn tham gia. Nếu đang ngồi giữa những thứ xinh đẹp mà vẫn tự hỏi tại sao bản thân không hề thỏa mãn dù đã có mọi thứ, hãy suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình. Đời sống tinh thần luôn quan trọng hơn so với việc bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Hãy nhớ điều đó. Link nguồn: http://cafef.vn/7-dieu-ve-tien-bac-nhat-dinh-phai-biet-truoc-khi-ket-hon-2016071722122389.chn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|