1. Bạn đòi hỏi quá sớmNhà sử dụng lao động muốn nâng bạn lên một vị trí cao hơn để bạn cảm thấy hài lòng - đó là điều mà họ quan tâm nhất. Tuy nhiên, có thể bạn đã đòi hỏi được thăng chức quá sớm trước khi bạn sẵn sàng cho việc đó. Liệu bạn có chắc đã đủ trưởng thành trong công việc để đảm nhiệm một vị trí cao hơn? Liệu bạn đã có đủ những kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm mà một vị trí như thế đòi hỏi? Trước khi bực dọc vì bị “qua mặt”, hãy nhìn nhận thẳng thắn vào câu trả lời của bạn cho những câu hỏi như vậy.
2. Bạn làm công việc của mình…
… và chỉ công việc của mình mà thôi. Khi bạn làm công việc của mình, bạn được trả lương chứ không phải vì thế mà bạn sẽ được nâng lên một vị trí cao hơn. Thăng chức liên quan tới việc bạn làm được nhiều hơn những gì mà công ty kỳ vọng ở bạn, chẳng hạn như khám phá ra các cơ hội mới và đem đến những giá trị lớn. Khi bạn đáp ứng được các kỳ vọng cấp trên, bạn có thể cảm thấy thoải mái, nhưng đừng ngạc nhiên khi thấy mình vẫn “dậm chân tại chỗ”. Để được cất nhắc, bạn không cần phải là một người tham công tiếc việc, việc gì cũng “vơ vào mình”, nhưng bạn thực sự cần phải vượt ra khỏi những trách nhiệm mà bạn được phân công.
3. Bạn mong muốn vị trí không tồn tại
Khi muốn được thăng chức, có người đề nghị sếp tạo ra một vị trí hoàn toàn mới, và đôi khi, vị trí đó không hề tồn tại, tầm thường và đơn giản. Sự gia tăng khối lượng công việc đi cùng với vị trí này có thể không cần thiết, hoặc đơn giản là công ty không có ngân sách để trả lương cho vị trí đó. Dù rơi vào tình huống nào, hãy quyết định xem bạn sẽ “ém mình chờ thời” hoặc “nhảy việc” để tìm kiếm được thử thách mà bạn mong muốn.
4. Bạn chỉ biết đến bản thân
Việc thăng chức không dựa vào thời gian bạn đã làm việc trong công ty được bao lâu mà dựa vào quá trình phát triển sự nghiệp của bạn trong công ty. Nếu bạn nghĩ mình là “món quà của Chúa” dành cho công ty, thì rất có thể sự thật không phải là như thế. Bạn cần có một thái độ làm việc tập thể. Hãy bày tỏ sự quan tâm vào những mục tiêu lớn của cả công ty thay vì sự thành công của riêng cá nhân bạn. Hãy làm việc bằng sự quan tâm và cống hiến, thay vì chỉ như một lý do để được thăng tiến.
5. Bạn muốn được tăng lương mạnh
Một vị trí tốt hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với mức lương tốt hơn. Nếu công ty không đủ khả năng để tăng lương cho bạn, họ cũng có thể từ chối lời đề nghị xin thăng chức của bạn. Nếu bạn chỉ quan tâm tới việc được thử thách nhiều hơn và đảm nhiệm một trách nhiệm lớn hơn, hãy nói rõ với cấp trên ngày từ đầu rằng bạn sẵn sàng chấp nhận không được tăng lương. Đồng thời, bạn cũng cần đề nghị có được thời gian 3 tháng để cân nhắc sau khi bạn đã chứng minh được bản thân.
6. Bạn có thái độ xấu
Bạn hoàn thành công việc, thậm chí là với kết quả tuyệt vời, nhưng bạn có thái độ miễn cưỡng. Bạn tin là mình giỏi hơn bất kỳ ai trong công ty và muốn ai cũng biết điều đó. Việc bạn được mọi người yêu mến ra sao ở nơi làm việc cũng quan trọng không kém gì bạn hoàn thành công việc được giao. Sếp và đồng nghiệp của bạn đều muốn có không khí làm việc thoải mái, và nếu bạn gây khó dễ cho họ, hãy “chờ đấy”.
7. Bạn không muốn làm nhân viên
Bạn có tầm nhìn, có động lực và đầu óc sáng tạo, nhưng bạn không muốn làm việc dưới quyền người khác. Nếu bạn là một người giỏi và luôn “bất mãn” với vị trí hiện tại của mình, rất có thể bạn vẫn sẽ không hài lòng sau khi được cân nhắc. Hãy tính tới khả năng mở một công ty riêng để tự mình làm sếp. Khi đó, ít nhất bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và hiểu được những thách thức mà sếp cũ của bạn phải đối mặt.
Mất đi một cơ hội thăng tiến không có nghĩa là bạn gặp chướng ngại vật. Hãy xin lời nhận xét, tự mình đánh giá trung thực năng lực và thái độ của bản thân, đồng thời tìm tòi và học hỏi nhiều hơn về vị trí mà bạn mong muốn để tiếp tục hành trình đi lên.