5 dấu hiệu cho thấy nhân viên đang muốn 'dứt áo ra đi' |
Viết bởi An An |
Thứ năm, 11/06/2015, 12:01 GMT+7 |
Phần lớn nguyên nhân ra đi của nhân viên là họ không hài lòng với một số vấn đề tương đối nhỏ nhưng không nhìn thấy cách sửa chữa nó hoặc không nhận được sự phản hồi đúng lúc của cấp trên. Trừ khi có những sự kiện thật sự bất ngờ như chồng hay vợ đột ngột qua đời hay bố mẹ đột nhiên ngã bệnh và cần chăm sóc, quyết định nghỉ việc của một nhân viên đều có khả năng thuyết phục thay đổi. Tất nhiên trừ những trường hợp cực đoan, điều bạn cần làm là chú ý quan sát những thay đổi, biểu hiện của nhân viên để đưa ra các biện pháp giải quyết hữu ích. Phần lớn nguyên nhân ra đi của nhân viên là họ không hài lòng với một số vấn đề tương đối nhỏ nhưng không nhìn thấy cách sửa chữa nó hoặc không nhận được sự phản hồi đúng lúc của cấp trên. Trước khi đồng ý với việc chia tay, là người ở vị trí lãnh đạo bạn cần phải một số hành động thay đổi tình hình nếu muốn giữ lại nhân viên xuất sắc của mình. Dưới đây là những dấu hiệu bạn có thể nhận thấy trước vài tuần trước khi một nhân viên muốn ra đi. 1. Họ đến và rời khỏi công ty đúng giờ Đây giống như một dấu hiệu rõ ràng với một nhân viên thường xuyên đến muộn hoặc về sớm. Tất nhiên, dấu hiệu này được giả định rằng trong quá khứ nhân viên này thỉnh thoảng cũng đến sớm, làm việc muộn, là tình nguyện viên cho một dự án phụ. Nếu cô ta hay anh ta đang làm việc ở mức tối thiểu và chăm chăm nhìn vào đồng hồ đồng nghĩa với việc họ không còn coi công việc của mình một sự ưu tiên. 2. Họ không còn thân thiện với đồng nghiệp không gần gũi Giống như một cuộc chia tay cá nhân, việc lạnh lùng, xa lánh khiến người ra đi cảm thấy dễ dàng hơn. Nhân viên này biết họ sớm muộn gì cũng không còn là đồng nghiệp với những người này thì việc họ lựa chọn ngừng kết nối là khá dễ hiểu. Tuy nhiên nhà quản lý cũng cần xem xét cách ban đầu người này gia nhập vào môi trường làm việc cũng như mối liên hệ với đồng nghiệp trước đây của họ cũng như đặt trong hoàn cảnh đời sống riêng của nhân viên để đưa ra cách đánh giá hợp lý. 3. Nhân viên nhận bằng cấp, chứng chỉ hay các giấy chứng nhận khác Và họ hiếm khi nhắc đến những bằng cấp này với bạn. Có thể nhân viên này đang hoàn tất một văn bằng, chứng chỉ nhằm được công nhận, cất nhắc lên vị trí mới ngay tại công việc cũ. Tuy nhiên, nếu người này chủ trương né tránh đề cập tới bằng cấp mới thì nhiều khả năng họ đang muốn làm đẹp hồ sơ cho mục đích săn công việc mới. Nếu không, tại sao cô ta, anh ta dành tất cả thời gian, tiền bạc và công sức chỉ để giữ một vị trí đã có? 4. Có sự thay đổi lớn ở công ty gần đây Đây là một dấu hiệu dễ nhầm lẫn bởi khi bạn có rất nhiều thứ khác xảy ra cùng lúc, rất khó có thể không nhận thấy dấu hiệu một nhân viên nào đó không hài lòng với những thay đổi đang diễn ra tại công ty. Đó có thể là doanh thu công ty tăng đột biến (đặc biệt là với việc quản lý) hay những hướng dẫn mới mà một số trong đó có thể xem là nghiêm ngặt. Con người là sinh vật của thói quen và những gì có vẻ như là một sự thay đổi vô cớ có thể khiến con người khó chịu. 5. Họ vừa có một sự kiện lớn, tích cực trong cuộc sống Từ kết hôn đến có con đều là những điều lớn, ý nghĩa trong cuộc sống và cũng có thể là động lực khiến con người muốn thay đổi cũng như quyết định bứt phá khỏi môi trường cũ. Ngoài sự kiện chào đón thành viên mới, những niềm vui, tích cực khác trong cuộc sống một nhân viên bạn cần để ý tới như xuất bản một cuốn sách, đính hôn, hay cố gắng tham gia một cuộc thi, giải đấu lớn. Khi có những thứ khác để tập trung vào, nhân viên của bạn có thể nghĩ rằng cô ta/anh ta không có đủ thời gian cho công việc hiện tại của mình. Nhìn thấy dấu hiệu thông báo đem đến cho bạn lợi thế, cho dù bạn muốn cố gắng thuyết phục nhân viên ở lại hoặc chuẩn bị sẵn sàng để chuyển giao vị trí cho người mới. Hãy luôn chú tâm quan sát. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|