Làm thế nào để các nhà lãnh đạo giữ cho mình khỏi bị cô lập khi họ ở vị trí cao nhất? |
Viết bởi An An |
Thứ bảy, 09/05/2015, 22:02 GMT+7 |
Mối nguy từ "không gian trắng (white space)" – thuật ngữ chỉ những vấn đề các nhà lãnh đạo không biết hoặc không nắm được - là một trong những đe dọa cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Thế nhưng, không mấy lãnh đạo thích lắng nghe những ý kiến trái chiều. Kodak. Sears. Borders. Chỉ đề cập đến bất kỳ một trong các công ty này là bạn có thể gợi nhớ đến những ví dụ tiêu biểu cho cuộc chiến để sinh tồn trong thế giới công nghệ và giải pháp vô tận ngày nay. Nhưng đằng sau mỗi công ty đó là một câu chuyện sâu sắc hơn về thất bại của các nhà lãnh đạo được "che chở (sheltered)" khỏi hiện tại kinh doanh của họ. Mối nguy từ "không gian trắng (white space)" – thuật ngữ chỉ những vấn đề các nhà lãnh đạo không biết hoặc không nắm được - là một trong những đe dọa cho sự tồn tại của doanh nghiệp ngày nay trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhưng thông thường, các nhà lãnh đạo - đặc biệt là những người ở cấp cao – thường thất bại khi tìm kiếm các thông tin trái chiều hoặc không thích làm việc với những người thách thức họ. Kết quả là, họ bỏ lỡ cơ hội để biến những ý kiến ở phần bên kia của công ty thành những hành động có giá trị cốt lõi cho công ty. Nandan Nilekani, một doanh nhân, công chức, và chính trị gia Ấn Độ - nhà đồng sáng lập Infosys và được Thủ tướng Ấn Độ bổ nhiệm là Chủ tịch Cơ quan Nhận dạng Sự độc đáo của Ấn Độ (Unique Identification Authority of India - UIDAI), tin rằng sự cởi mở trong vấn đề giao tiếp là vô cùng quan trọng tại bất kỳ vị trí lãnh đạo nào. Trong một cuộc thảo luận với HBR, ông đã phát biểu: "Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn có thể đặt mình trong một cái kén, một cái kén tốt nhất, mới nhất và tự an ủi mình giống mọi người khác rằng ‘Không sao đâu, không có vấn đề gì cả’, và đến ngày hôm sau thì mọi thứ đều đã không còn đúng nữa rồi.” Vì vậy, làm thế nào để các nhà lãnh đạo giữ cho mình khỏi bị cô lập khi họ ở vị trí cao nhất? Đối với Nilekani, họ cần một yếu tố quan trọng: thói quen yêu cầu và được hỏi những câu hỏi khó chịu nhưng thẳng thắn. Câu hỏi "Tại sao chúng ta lại đi theo cách chúng ta vốn có" đã truyền cảm hứng cho Nilekani viết cuốn sách của mình - Tưởng tượng về Ấn Độ: Ý tưởng về một quốc gia mới (Imagining India: The Idea of a Renewed Nation) – trong đó ông có bàn về giáo dục, nhân khẩu học, và cơ sở hạ tầng của đất nước quê hương ông. Sau công việc của mình với các nhân viên UIDAI để giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu cấp chính phủ của toàn bộ dân số của Ấn Độ (có tên là "dự án xã hội lớn nhất hành tinh") và các chiến dịch gần đây của ông thực hiện cho Quốc hội Ấn Độ thì câu hỏi “Làm thế nào để làm cho trẻ em thích đọc sách và làm thế nào để trẻ em muốn học số học?” đã khiến Nilekani suy nghĩ rất nhiều để tạo ra một giải pháp quy mô lớn nhằm thu hẹp khoảng cách giáo dục cho thế hệ trẻ ở Ấn Độ với phần còn lại trên thế giới. Và có lẽ không quá ngạc nhiên, câu hỏi bao trùm có thể dùng để định nghĩa hành trình lãnh đạo của Nilekani là “tôi có thể làm gì để tác động tốt nhất trên nhiều người nhất có thể?" Nilekani hiểu rằng sức mạnh của việc hỏi đáp không chỉ dựa trên những yêu cầu mà chúng ta đang tự hỏi mình; nó cũng được kích hoạt thông qua các câu hỏi thường gây khó chịu khi người khác hỏi chúng ta một cách thẳng thắn. Việc khuyến khích sự đối thoại hai chiều này là rất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo cầu thị. Ông chia sẻ rằng: "Tôi có ý thức đi ra khỏi con đường quen thuộc của tôi không chỉ để tạo ra một nền văn hóa mở cho mọi người, mà còn để thiết lập sự đối thoại rộng rãi đến nhiều người, bởi vì những tin tức xấu có thể không đến trực tiếp với bạn mà sẽ thông qua ai đó khác chẳng hạn". Ngoài việc khuyến khích một nền văn hóa hỏi đáp, Nilekani có một cách khác để lọc ra các vấn đề mà nhân viên của ông đặt ra trong tổ chức mà chưa dám công khai vì sợ động chạn đến lãnh đạo – đó là Khách hàng của ông. Ông chia sẻ thêm: "Tôi đã có nhiều trường hợp mà khách hàng đã trực tiếp liên lạc với tôi và họ sẽ kể cho tôi về một cái gì đó. Tôi sẽ biết về một vấn đề có khi ngay cả trước khi một số người cần phải biết. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là bạn cần phải như một cây cột thu lôi, thu hút cả ý kiến tốt và xấu". Nilekani không phải là nhà lãnh đạo duy nhất khuyến khích sử dụng dòng chảy hai chiều của thông tin để có được những thông tin quý giá từ các phần không chính thức của tổ chức. Giá trị nền tảng này đã giúp nhiều công ty tồn tại trong sự phức tạp của thị trường bằng cách tự thách thức chính mình, khi mà các nhà lãnh đạo đã liên tục đặt câu hỏi về chiến lược và hiệu quả của họ ở mọi nền tảng. Ví dụ: Ed Catmull tại Pixar đã từng tiết lộ: “dấu hiệu của một nền văn hóa sáng tạo lành mạnh là người dân cảm thấy tự do để chia sẻ ý tưởng, ý kiến và cả sự phê bình." Kết quả là, ông đã tạo ra một tâm lý tin tưởng (Braintrust) đáng ngạc tại Pixar, nơi nhân viên có thể cảm thấy những ý tưởng chia sẻ luôn an toàn và nhận được sự giúp đỡ để làm cho những câu chuyện tiến hóa từ tầm thường đến xuất sắc. Thói quen đặt câu hỏi đúng và có liên quan cũng là một cách để những người khác bên trong và bên ngoài một tổ chức giúp các nhà lãnh đạo nhìn xa hơn là khi họ nằm trong cái “kén” mà các đồng nghiệp của họ tạo ra. Tuy nhiên, những thói quen này sẽ ngày càng được mở rộng so với ở đây và bây giờ. Chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo của các nhà lãnh đạo kinh doanh trong tổ chức. "Khi bạn đang xây dựng một thể chế mới, bạn đang có ý thức xây dựng một cái gì đó sẽ vượt ra ngoài bản thân bạn," Nilekani nói. "Nó sẽ tồn tại bên ngoài bạn, nó sẽ phát triển xa hơn bạn, nó sẽ duy trì chính nó vượt ra ngoài bạn ... Nó là sự sáng tạo ra nền văn hóa và các giá trị tồn tại mãi mãi. Đó là thứ keo nhiệm mầu có thể gắn kết tất cả cùng nhau." Bằng cách thiết lập một nền văn hóa tôn trọng sự thẳng thắn, các công ty, tổ chức phi lợi nhuận và cả các chính phủ có thể trao cho người dẫn đầu trong tương lai sức mạnh không bao giờ ngừng thách thức hiện tại để tạo ra tác động tích cực bền vững. Trong khi bạn có thể không luôn luôn giống như những gì bạn nhìn thấy và nghe thấy, tốt hơn là bạn nên có sẵn một số sự lựa chọn chọn để thay đổi con đường của bạn bây giờ so với việc học được quá ít, quá muộn vào ngày mai. "Như đồng nghiệp của tôi và cựu Chủ tịch từng nói:" Tin xấu nên thì nên đi lên trong thang máy và những tin tức tốt nên đi bộ lên," Nilekani nói. Theo Tri Thức Trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|