Bí quyết trở thành vị sếp lý tưởng trong mắt nhân viên |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ năm, 08/01/2015, 10:46 GMT+7 |
Là một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ muốn nhân viên phục tùng mà còn hy vọng họ sẽ yêu quý mình. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn đạt được điều này. 1. Làm gương cho nhân viên Khi là người đứng đầu một tập thể, mọi hành động của bạn đều được mọi người quan sát và đánh giá. Đừng bao giờ yêu cầu nhân viên đến đúng giờ trong khi bạn đi làm muộn 5 ngày/tuần. Muốn được nhân viên 'tâm phục, khẩu phục' trước hết bạn cần phải là tấm gương sáng để họ có thể noi theo. 2. Hòa đồng với nhân viên Chẳng có gì hay nếu mỗi khi nhìn thấy sếp, các nhân viên của bạn lại cúi đầu hay tỏ vẻ e dè, sợ sệt. Đừng cố thể hiện uy quyền của mình, thay vào đó hãy hòa đồng, thân thiện và trở thành những người bạn của nhân viên. 3. Không thiên vị Khi bạn thiên vị một nhân viên nào đó, những người khác có thể cảm thấy ghen ghét, đố kỵ và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Hãy đối xử công bằng với tất cả nhân viên và cho họ biết ai cũng có cơ hội nếu họ thật sự làm tốt công việc của mình. 4. Đặt ra kỳ vọng rõ ràng Giao cho nhân viên một công việc nhưng không nói rõ mục tiêu cụ thể mà bạn mong muốn, sau đó nổi cáu với họ khi kết quả không khiến bạn vừa ý. Nếu điều này thường xuyên diễn ra, hình ảnh của bạn sẽ trở nên 'xấu xí' trong mắt cấp dưới của mình. 5. Sẵn sàng cố vấn và đưa ra lời khuyên cho nhân viên Hãy tư vấn cho nhân viên biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ. Bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình để các nhân viên có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ và có cơ hội thăng tiến. 6. Đưa ra phản hồi Ở cương vị của một nhà lãnh đạo, bạn sẽ luôn bận rộn với hàng tá công việc. Nhưng đừng nên vì thế mà quên đưa ra những lời đánh giá cho các nhân viên. Đừng nói những câu nhận xét chung chung, thay vào đó hãy chỉ ra cụ thể đâu là điểm họ đã làm tốt, điều gì cần thay đổi và điều gì có thể làm tốt hơn nữa. 7. Tiếp thu những lời góp ý Là sếp không có nghĩa là bạn không bao giờ sai. Hãy khuyến khích nhân viên của mình đưa ra những lời phê bình, góp ý. Và thay đổi nếu thấy những điều mọi người nói với bạn là đúng. 8. Khen ngợi nhân viên Đừng ngại đưa ra lời khen với những nhân viên làm việc tốt. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy mình được công nhận và cố gắng nhiều hơn nữa. 9. Chấp nhận trách nhiệm Khi có một sự cố nào đó xảy ra, hãy dũng cảm đứng lên thừa nhận sai lầm chứ đừng đổ thừa trách nhiệm cho nhân viên cấp dưới. 10. Quan tâm đến nhân viên Chắc chắn bất kỳ nhân viên nào cũng cảm thấy rất xúc động khi sếp nhớ ngày sinh nhật của mình hoặc thăm hỏi khi họ ốm. Theo ndh.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|