top-banner-2

Thứ ba, 09/12/2014, 09:50 GMT+7

Gửi nhân viên ra nước ngoài làm việc: Lợi hay hại?

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ ba, 09/12/2014, 09:50 GMT+7

Những năm qua, xu thế đưa người lao động của mình ra nước ngoài làm việc đang ngày càng được các công ty chú trọng.

Khảo sát gần đây của hãng kiểm toán PWC trên 193 tổ chức toàn cầu, tập trung tại Anh, Mỹ và châu Âu cho thấy, 89% các công ty đang có kế hoạch tăng lượng nhân viên hoạt động di động trong vòng 2 năm tới. "Mobile employees", thuật ngữ chỉ những nhân viên làm việc không tại một trụ sở cố định mà di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác, nước này sang nước khác để đáp ứng yêu cầu của công ty đang ngày càng trở nên phổ biến. Các công ty được khảo sát cũng cho biết họ có nhu cầu tăng số lượng nhân viên di động lên tới 50% trong vòng 2 năm tới.

Theo Peter Clarke, đại diện PWC, nhu cầu nhân viên di động tăng là xu thế chung trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhu cầu về nhóm lao động hoạt động nước ngoài truyền thống (ở nước ngoài trong một thời gian cố định sau đó trở về) không tăng.

Gửi nhân viên ra nước ngoài làm việc: Lợi hay hại?

Thay vào đó, kiểu nhân viên mà các công ty muốn ở đây là những người có thể di chuyển sang nhiều nước trong ngắn ngày, hoặc di chuyển vĩnh viễn (nhân viên sang quốc gia khác làm việc và ở hẳn đó, được trả lương bằng tiền của quốc gia họ đang cư trú), nhân viên trong chương trình trao đổi tài năng (quản lý có tiềm năng được trao đổi vị trí với những người khác),...

Các công ty có lý do rõ ràng để gửi nhân tài của mình sang các quốc gia khác. Đó là giải quyết các nhu cầu công việc, cải thiện kỹ năng, phát triển nhân tài và mang về cho công ty những ý tưởng, trình độ và tư duy toàn cầu.

Mặc dù rất khó để đánh giá hiệu quả của việc đưa nhân viên ra nước ngoài làm việc như vậy, nhưng khi thế giới đang ngày càng phẳng như hiện nay, việc phải di chuyển liên tục đã trở thành cốt lõi trong kinh doanh. "Việc di chuyển liên tục đã trở thành yếu tố bắt buộc và các công ty vẫn chưa có đủ kỹ năng cần thiết để quản lý vấn đề này", Clarke cho biết.

Tỉ lệ hoàn vốn khi gửi các nhân viên ra nước ngoài vẫn còn là một ẩn số. Với hình thức truyền thống là gửi nhân viên đến một quốc gia trong một thời gian cố định, người ta có thể dễ dàng hơn trong việc đo lường hiệu quả.

Trong khi đó, với hình thức mới, chỉ có 8% các công ty được khảo sát có thể tính toán và định lượng được hiệu quả chương trình đưa nhân viên ra nước ngoài của mình, trong khi 1/3 trong số này thậm chí không thể kể nổi có bao nhiêu nhân viên của mình đang hoạt động ở nước ngoài mỗi năm. Vì vậy các vấn đề về thuế, tiền lương, định cư,.. cũng là ẩn số.

Theo Trí Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Gửi nhân viên ra nước ngoài làm việc: Lợi hay hại?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc