Tuyển nhân sự cấp cao: Không cần quan tâm tới kinh nghiệm |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ hai, 10/11/2014, 15:01 GMT+7 |
Tôi thực sự muốn biết không chỉ ở việc anh ta có phù hợp với môi trường mới hay không mà còn là khả năng thích nghi và ra quyết định trong những thời khắc quan trọng. Charlie Collier, hiện là chủ tịch và là giám đốc điều hành của AMC, một trong những kênh truyền hình ăn khách nhất tại Mỹ với những series kinh điển như Breaking Bad hay Walking Dead. Ông nhận bằng MBA tại trường ĐH Columbia và dưới đây là những chia sẻ của ông về cách tuyển dụng nhân sự của mình:
Charlie Collier – Chủ tịch và giám đốc điều hành của AMC. (Ảnh: Flickr) Mỗi lần phải cân nhắc chọn ra một ứng viên cho vị trí quản lý, quyết định cuối cùng của tôi lại thường không dựa hoàn toàn vào khả năng cũng như kinh nghiệm trước đó, hay khả năng thuyết phục của ứng viên mà tôi đang phỏng vấn. Cụ thể hơn, kinh nghiệm và khả năng của ứng viên sẽ cần phải được trau dồi và “nâng cấp” sau mỗi vòng phỏng vấn đó. Chúng tôi kỳ vọng rằng người đảm nhiệm vị trí cấp cao này sẽ đóng góp cho công ty nhiều hơn những gì được viết trong bản mô tả công việc. Tôi thực sự “tò mò” liệu người đang ngồi trước mặt mình sẽ ứng xử với các nhân viên khác như thế nào, cách tiếp cận của anh ta trước mỗi vấn đề hay cách anh ấy thay đổi khi gặp phải một “điểm mù” trong công việc. Một cách chính xác hơn, điều tôi thực sự muốn biết không chỉ ở việc anh ta có phù hợp với môi trường mới hay không mà còn là khả năng thích nghi và ra quyết định trong những thời khắc quan trọng. Những người sớm có khả năng nhận ra cơ hội và đủ linh hoạt để chớp lấy thời cơ đó một cách có chiến lược, kể cả khi cơ hội đó có thể không thực sự liên quan tới công việc họ đang làm, sẽ là những người mang lại lợi ích to lớn cho toàn thể doanh nghiệp. Những người lãnh đạo tốt nhất mà tôi biết đều tham gia vào những dự án mà chúng thậm chí còn không có trong danh mục công việc khi họ ứng tuyển. Bên cạnh đó, những vị lãnh đạo này cũng có khả năng tương tác với các nhân viên cấp dưới và đẩy cả doanh nghiệp tiến lên mà không bỏ lại bất kỳ ai. Đó có lẽ là những người bất cứ tổ chức nào cũng cần và mong muốn tìm thấy qua quá trình phỏng vấn. (Ảnh: Flickr) Nếu năng lực chuyên môn của một nhân viên có thể được đọc ra từ hồ sơ, thì để tìm ra được tiềm năng lãnh đạo của họ, tôi thường phải đặt nhiều câu hỏi hơn nữa. Một tình huống nhỏ cộng với áp lực về thời gian sẽ giúp các ứng viên bộc lộ được sự linh hoạt, tính sáng tạo và khả năng đưa ra quyết định tức thì của họ. Nếu đó là một ví trí marketing, tôi sẽ mong muốn ứng viên đó biết nhìn xa hơn chứ không đơn thuần chỉ là cách quảng bá cho một chương trình nào đó. Hay một ứng viên về tài chính sẽ biết cách biến những con số khô khan thành một câu chuyện đầy cảm hứng cho những người đi theo. Tôi sẽ thực sự thở phào nếu ứng viên của mình có thể đưa cuộc phỏng vấn tới tận điểm này. Bởi tôi tin rằng, khi họ làm được như vậy, điều đó chứng tỏ ứng viên này hoàn toàn có thể làm được những gì mà họ tới để nói với chúng tôi trong buổi phỏng vấn hôm nay. Và sẽ thật là đáng tiếc nếu chúng ta bỏ qua những người như vậy. Theo Infonet Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|