top-banner-2

Thứ sáu, 30/11/2012, 14:40 GMT+7

Quản lý kết quả lao động – những điều doanh nghiệp cần biết (Phần 1)

Thứ sáu, 30/11/2012, 14:40 GMT+7

Ngày nay, mọi lý thuyết kinh doanh hiện đại đều nhất trí rằng con người là tài sản quý giá nhất và là yếu tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chất lượng và kết quả lao động của từng cá nhân sẽ quyết định kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện kết quả lao động của từng nhân viên nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải có một cơ chế quản lý kết quả lao động thực sự có hiệu quả.

alt

Phần 1: Quản lý kết quả lao động là gì?

Quản lý kết quả lao động có thể hiểu là quá trình doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc tập trung quản lý kết quả lao động của từng cá nhân. Quá trình này gồm ba bước cơ bản sau:

1. Thiết lập mục tiêu: Các nhà quản lý xác định nhiệm vụ của người lao động dựa trên cơ sở chiến lược hoạt động chung của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng để bảo đảm rằng người lao động hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như những việc họ làm sẽ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

2. Giám sát công việc: Các nhà quản lý sẽ theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của người lao động nhằm chắc chắn rằng họ đang làm đúng theo những gì được yêu cầu. Quan trọng hơn, quá trình này sẽ giúp tìm ra những vấn đề nảy sinh, cần phải giải quyết để từ đó nhà quản lý có những bước điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm đạt được kết quả tối đa.

3. Đánh giá kết quả: Nhà quản lý sẽ đo lường kết quả lao động của nhân viên, xác định những điểm yếu cần phải khắc phục và những điểm mạnh cần phát huy. Trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ đưa ra phản hồi thích hợp cũng như lắng nghe phản hồi của nhân viên. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chính sách đào tạo và thưởng phạt thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả của từng cá nhân.

Việc quản lý kết quả lao động nếu được thực hiện hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Cải thiện kết quả của toàn doanh nghiệp;
- Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm cũng như sự cam kết của người lao động thông qua việc nhấn mạnh vai trò cá nhân của người lao động cũng như quá trình trao quyền tự chủ cho họ;
- Hỗ trợ quá trình tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất;
- Cải thiện kỹ năng của nhà quản lý;

Nguyễn Kiều Anh,
Thạc sĩ Quản trị nhân sự, Đại học South Australia

(Theo Doanhnhan360.com)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Quản lý kết quả lao động – những điều doanh nghiệp cần biết (Phần 1)

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc