top-banner-2

Thứ bảy, 21/11/2020, 09:00 GMT+7

6 lưu ý trả lời điểm yếu của bản thân khi xin việc

Viết bởi ducanh   
Thứ bảy, 21/11/2020, 09:00 GMT+7

Bất kỳ ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Khi phỏng vấn, bên cạnh hỏi về điểm mạnh, nhà tuyển dụng cũng thường yêu cầu ứng viên cho biết điểm yếu của họ. Trước câu hỏi hóc búa này, các ứng viên cần ứng phó một cách khéo léo thông qua các gợi ý sau. 

6-luu-y-tra-loi-diem-yeu-cua-ban-than-khi-xin-viec-vanhoadoanhnhan-2

1. Tự đưa ra cách thức để khắc phục điểm yếu của bản thân

Không một ứng viên nào không có điểm yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn sẽ đối mặt và cải thiện điểm yếu của mình ra sao. Chính vì thế, khi nhắc tới điểm yếu của bản thân, bạn nên ngay lập tức đưa ra cách thức để khắc phục. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng yên tâm và có thiện cảm hơn. 

Chẳng hạn, nếu điểm yếu của bạn chính là việc giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, bạn có thể thẳng thắn nói về chúng. Sau đó, bạn đưa ra những cách khắc phục đơn giản nhưng hiệu quả, như bản thân sẽ năng nổ tham gia thêm các câu lạc bộ, các lớp học về kỹ năng…

2. Đưa ra các điểm yếu không ảnh hưởng đến vị trí ứng tuyển

Nếu là một ứng viên thông minh và khéo léo, khi đề cập đến những điểm yếu, bạn có nói về một vài điểm yếu nào đó nhưng chúng không có sức ảnh hưởng đến vị trí bản thân đang ứng tuyển.

Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vào công việc viết lách, vậy bạn có thể đưa ra những điểm yếu như bản thân không giỏi trong việc tính toán, không nhạy bén khi phải làm việc với các con số, không linh hoạt trong vấn đề thiết kế, sáng tạo… Chúng rõ ràng là những điểm yếu, thế nhưng, chúng hoàn toàn không khiến bạn bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Tuyệt đối trung thực khi trả lời các câu hỏi có liên quan đến điểm yếu

Trung thực là đức tính quan trọng hàng đầu ở mỗi con người. Chính vì thế, bạn hãy nhớ phải tuyệt đối trung thực khi trả lời các câu hỏi có liên quan đến điểm yếu của bản thân khi ứng tuyển việc làm 24h. Đừng huênh hoang rằng bạn không có điểm yếu nào, hoặc nói dối về điểm yếu của mình. Vì chỉ cần vài câu hỏi thì nhà tuyển dụng có thâm niên sẽ nhận ra ngay “kẽ hở” trong câu trả lời của bạn.

Logo-careerlink-vhdn

Điểm yếu của bạn có thể chưa khiến nhà tuyển dụng phật ý. Thế nhưng, nếu bạn tỏ ra gian dối, chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn “mất điểm” trong cuộc phỏng vấn. Tất nhiên họ đủ thông minh và tinh tế để nhận ra bạn có chân thực trong mỗi câu trả lời hay không. 

4. Điểm yếu được bạn đề cập đến cũng chính là điểm mạnh

Khi đề cập đến điểm yếu của bản thân, nếu thông minh và khéo léo, bạn có thể “ghi điểm” với nhà tuyển dụng ngay trong câu trả lời này. Bạn có thể đưa ra những điểm yếu, nhưng bản thân những điểm yếu này cũng chính là thế mạnh của bạn.

Chẳng hạn, điểm yếu chính là bản thân bạn quá cầu toàn. Sự cầu toàn này luôn khiến bạn bị kiệt sức trong công việc. Hoặc điểm yếu khác là bạn suy nghĩ quá độc lập. Đây là điều bất lợi vì khi nhận một nhiệm vụ nào nó, bạn thường muốn tự hoàn thành hơn là cần đến sự giúp đỡ của người khác. 

Với câu trả lời này, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng vô cùng hài lòng. Hầu hết nhà tuyển dụng đều không hề “phật ý” trước những nhân viên có tính cách cầu toàn hay độc lập. 

5. Đừng đưa ra những câu trả lời mông lung, mơ hồ, không rõ trọng tâm

6-luu-y-tra-loi-diem-yeu-cua-ban-than-khi-xin-viec-vanhoadoanhnhan-1

Một số ứng viên có xu hướng “né tránh”, không trả lời thẳng khi bị hỏi về điểm yếu. Họ chọn cách trả lời vòng vo, lấp liếm rồi nói về các điểm mạnh để “che đậy”, né tránh câu hỏi. Ứng viên nghĩ rằng điều đó giúp bản thân ít bị “mất điểm” hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Việc đưa ra những câu trả lời mông lung, mơ hồ, không rõ trọng tâm sẽ khiến nhà tuyển dụng khó chịu. Họ cho rằng bạn cố tình không đối diện vấn đề và là kẻ hèn nhát. Bạn hãy nhớ, trong mọi cuộc phỏng vấn, những câu trả lời ngắn gọn, tường minh, đi đúng vấn đề luôn được đánh giá cao. 

6. Đừng đưa ra cùng lúc quá nhiều điểm yếu  

Thành thật là một đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu bản thân có nhiều điểm yếu, đừng liệt kê chúng thành một loạt khi nhà tuyển dụng hỏi về vấn đề này. Không ai muốn tuyển dụng một nhân viên có quá nhiều điểm yếu. Khi nhắc về điểm yếu của bản thân, hãy thận trọng lựa chọn và khéo léo đưa chúng vào câu trả lời. Tốt nhất bạn có thể nêu ra khoảng 1 - 2 điểm yếu là vừa đủ. Trong khi nói về các điểm yếu này, bạn nên đồng thời đi kèm với giải pháp khắc phục và những nỗ lực thực tế của bản thân để xóa bỏ thói xấu. Chúng sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng về bạn hơn đấy.

Đề cập đến điểm yếu của bản thân là một vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình phỏng vấn. Thay vì né tránh câu hỏi hay ấp úng, lấp lửng, ứng viên nên nhắc đến chúng thật thông minh, khéo léo và tinh tế. Với 6 lưu ý trả lời điểm yếu của bản thân khi xin việc, hi vọng bạn có thể dễ dàng vượt qua vấn đề này và “ghi điểm” thêm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Pha Lê

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

6 lưu ý trả lời điểm yếu của bản thân khi xin việc

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc