top-banner-2

Thứ hai, 30/07/2018, 15:17 GMT+7

Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ hai, 30/07/2018, 15:17 GMT+7

Rất nhiều người nhìn nhận thất bại như một điểm kết thúc, nhưng thực tế nó dẫn bạn đến cánh cửa tương tự như cánh cửa của thành công.

thanh-cong-hay-that-bai-vanhoadoanhnhan

Trong cuộc sống, bất cứ ai thành công cũng từng nếm trải thất bại. Chặng đường của mỗi người là một câu chuyện, một tấm gương. Tỷ phú Richard Branson từng thất bại 400 lần trước khi ông thành lập công ty Vigin Galactic. Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối 1.009 lần khi ông chào bán công thức gà rán.

Doanh nhân người Singapore 40 tuổi - Bryan Long cũng không phải là người ngoại lệ. Anh không chỉ thất bại một lần, mà chính xác là anh đã thất bại, thất bại, và thất bại lần nữa.

Đối với Long - từng là một sinh viên luôn dẫn đầu lớp với số điểm GPA tuyệt đối là 4.0, đó là một đòn chí mạng. Thậm chí, điều đó đủ khiến anh từ bỏ ý định lập nghiệp và quay trở lại làm một anh kỹ sư bình thường. Tuy nhiên, Long đã không đi theo lối mòn đó.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 1.

Long bắt đầu khởi nghiệp lần đầu tiên vào năm 2010. Khi đó, chàng trai 32 tuổi đã rất xuất sắc để có trong tay chiếc bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Vì vậy, anh quyết định biến thành công này thành hành động với việc thành lập Big Life Treats, một công ty quà tặng trải nghiệm.

"Tôi đã làm tất cả những gì mà tấm bằng MBA bảo tôi phải làm", Long nói.

Trong vòng 2 năm, Long đã bơm 120.000 SGD (khoảng 88.000 USD) tiền tiết kiệm của chính mình vào công ty và nhanh chóng xây dựng được một nhóm làm việc. Tuy nhiên, phải đối mặt với chính người bạn đồng sáng lập cùng sự cạnh tranh khốc liệt từ Groupon , công việc kinh doanh của anh dần giảm sút.

"Lúc đó tôi thực sự điên cuồng và quẫn trí"," Long nói, bởi chính anh từng tự nhận mình là một người luôn được chở che. Nhưng ngày hôm sau, anh đã tìm được một cuốn sách khiến anh thay đổi ngay thái độ của mình.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 2.

"Tôi nhận ra rằng đó không phải là một trường hợp phải nói câu "Hãy từ bỏ". Nói đúng hơn cuốn sách đã chỉ cho tôi biết tại sao tôi thất bại và mình cần thay đổi những gì, "Long chia sẻ.

Bạn phải học cách tiếp cận vấn đề một cách trung lập. Suy cho cùng, thành công và thất bại chỉ là một điểm, và nếu bạn không thể đánh giá chúng, thì thành công hay thất bại cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn thành công, bạn không nên phấn khích; nếu bạn thất bại, bạn không nên buồn. Điều bạn nên làm là tự hỏi mình tại sao lại có được kết quả này trong cả hai trường hợp.

Vì vậy, Long nhanh chóng coi thất bại đó như một bài học và tự cho mình thêm một cơ hội nữa.

Thử ... và thử lại

Tuy nhiên, lần này, thay vì liều lĩnh đầu tư lớn, Long áp dụng cách tiếp cận "xây dựng, tính toán, học hỏi" của Ries. Anh đã tạo ra một trang web cơ bản - về bản chất là một "bản sao" của công ty chuyên về dịch vụ gia công phần mềm TaskRabbit - và sau đó cho phép người dùng phản hồi. Trong chưa đầy 2 tháng, anh nhận ra không có thị trường ở Singapore và cuối cùng phải dừng lại.

Mặc dù Long đã mất khoảng 1.000 SGD cho dự án này, anh cũng cảm thấy mình đã tiến được một bước lớn. Năm 2015, anh đồng sáng lập công ty thứ ba, Stacck, một hệ thống quản lý thông tin nhà hàng. Anh đã điều hành công ty và giúp thu về 1,7 triệu SGD, xây dựng một đội ngũ quốc tế và có được khoản tiền lương lần đầu tiên.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 3.

"Tôi đã học hỏi một cách nhanh chóng để mở rộng kiến thức của bản thân. Tôi đã có một tư duy tăng trưởng mà không phải là một tư duy cố định", Long nói.

Khi được hỏi về bí quyết cho một doanh nghiệp thành công Long cho rằng đó là đội ngũ và thời gian. Chính vì thế, sau hai năm mở Stacck, người bạn góp vốn mở công ty cùng anh đã rẽ hướng khác, Long không thể đủ sức để gánh vác cả một công ty, do đó anh cảm thấy lựa chọn tốt nhất là cắt lỗ và bán doanh nghiệp.

"Tôi không phải là doanh nhân lần đầu tiên làm việc đó. Mọi người đều mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp nhưng trên thực tế, tôi nhận ra cần có thời gian để xây dựng các kỹ năng cũng như các vấn đề về đội ngũ làm việc. Chỉ có khoảng 0,01% người đầu tiên có thời gian và đội ngũ làm việc xuất sắc" - Long chia sẻ.

Hiện tại, với vai trò là một diễn giả, chuyên gia tư vấn, Long hy vọng sẽ có thể thay đổi cách nhìn truyền thống về thành công và thất bại và khuyến khích những người trẻ tuổi năm 2020 đặt ra và đạt được mục tiêu đặc biệt vào năm 2020. Anh cũng lên kế hoạch kiếm tiền từ dịch vụ thông qua phí tài trợ hoặc phí thành viên và sẽ tiếp tục làm việc bán thời gian tại Citibank.

"Rất nhiều người nhìn thất bại như một điểm kết thúc, nhưng thực tế nó dẫn bạn đến cánh cửa tương tự như cánh cửa của thành công. Đó có thể là chữ "Thoát" nhưng nếu bạn quay đầu lại thì đó sẽ là "Lối vào", Long chia sẻ.

Theo Anh Thơ (Nhịp sống kinh tế/CNBC)/Cafebiz.vn - 29/7/2018

Link nguồn: http://cafebiz.vn/sau-3-lan-khoi-nghiep-that-bai-doanh-nhan-nguoi-singapore-rut-ra-bai-hoc-thanh-cong-hay-that-bai-deu-chung-mot-canh-cua-quan-trong-la-ban-su-dung-ra-sao-20180729140330897.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc