top-banner-2

Thứ sáu, 24/11/2017, 15:19 GMT+7

Ưu - nhược điểm của mô hình Holdings đối với doanh nghiệp gia đình

Viết bởi Phương Nhi   
Thứ sáu, 24/11/2017, 15:19 GMT+7

Suốt nhiều thập kỉ qua, thế giới đã chứng kiến lịch sử phát triển của các mô hình tập đoàn kinh doanh khác nhau, như mô hình tập đoàn liên kết khối (conglomorate) ở Đức, mô hình Keiretsu của Nhật Bản, Cheabol của Hàn Quốc và mô hình công ty holdings ở Mỹ,... Trong quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đã học hỏi, du nhập một số mô hình phù hợp, đặc biệt là mô hình Holdings.

ceo-tien-than-mo-hinh-holding-cktc-vanhoadoanhnhan-1

Anh Nguyễn Tiến Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sơn Quốc tế Mỹ tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trong vai trò là CEO

Holdings là mô hình cơ bản của công ty hoạt động đa ngành và những ngành này phải mang tính bổ trợ nhau. Đặc điểm chung của các công ty holdings là tập trung quản lý và kiểm soát các công ty con một cách chuyên nghiệp theo chiến lược chung, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng tính cộng hưởng và giảm các xung đột, cạnh tranh nội bộ. Thông qua cơ chế sở hữu, mô hình holdings tạo ra cơ hội linh hoạt trong chuyển đổi trọng tâm chiến lược và chia sẻ với các đối tác đầu tư.

Theo nhận xét chung của giới chuyên gia và các doanh nhân, mô hình công ty holding có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật nhất vẫn là tính tự chủ trong hoạt động và giao dịch kinh doanh của công ty con với công ty mẹ. Ngoài ra, không thể không kể đến các ưu điểm khác như: lợi ích về thực hiện nghĩa vụ thuế, các vấn đề liên quan đến nhân sự, đòn bẩy tài chính, kiểm soát vốn sở hữu, cơ hội tiếp cận các nguồn vốn, quá trình sáp nhập và hợp nhất các công ty trong tập đoàn trở nên đơn giản và dễ thực hiện hơn...

Mặc dù có nhiều ưu điểm song không vì thế mà mô hình Holdings lại không có những "gót chân Achilles". Để cung cấp một cái nhìn tổng quát và chuyên sâu về mô hình này, chương trình CEO – Chìa khóa thành công đã đưa lên sóng của đề “Doanh nghiệp gia đình – Mô hình Holdings”.

mo-hinh-holding-cktc-vanhoadoanhnhan-1

CEO Nguyễn Tiến Thắng và các doanh nhân đang bàn luận trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công

Chương trình đề cập tới vấn đề của một doanh nghiệp gia đình kinh doanh thành công trong nhiều mảng khác nhau, trong đó có sản xuất nông nghiệp gồm: tinh chế sản phẩm sinh học và thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, doanh nghiệp đang tiếp tục tính toán phương án để mở rộng và phát triển nhằm tận dụng các cơ hội hiện đang có. CEO và bộ máy điều hành bắt đầu nhận thấy những áp lực từ quy mô và tốc độ phát triển. Các công ty con hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực cũng gia tăng về số lượng và phạm vi hoạt động. Nhiều công ty và phòng ban chức năng có phản ánh về tính lạc hậu của các quy trình và công cụ quản lý đồng thời báo cáo những kết quả hoạt động khác hẳn nhau, dù hoạt động trong cùng một ngành. Các thành viên điều hành chủ chốt phải chạy đua với thời gian để xử lý từng vụ việc, từng đơn vị một. Qua tìm hiểu các mô hình tổ chức kinh doanh của các tập đoàn lớn, CEO nhận thấy đã đến lúc cần chia tách công ty theo mô hình mẹ - con theo các mảnh kinh doanh độc lập với nhau. Đồng thời muốn tổ chức lại cơ cấu quản lý các cấp; xây dựng và hoàn thiện các chính sách; quy trình quản trị và hoạt động bài bản hơn. Điều này sẽ giúp bộ máy của công ty hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

mo-hinh-holding-cktc-vanhoadoanhnhan-3

Tuy nhiên, khi CEO đưa đề án này ra bàn bạc với HĐQT, thì ngay lập tức có nhiều ý kiến trái chiều. Các cổ đông đều không chấp nhận chuyển đổi mô hình bởi điều đó có thể sẽ tạo nên một sự xáo trộn rất lớn trong toàn hệ thống, gây ảnh hưởng kết quả kinh doanh hiện tại. Hơn nữa, mô hình hiện tại đang rất phù hợp, giúp doanh nghiệp tận dụng và phát huy hết được các lợi thế của mình.

Trong vai trò là CEO, anh Nguyễn Tiến Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sơn Quốc tế Mỹ - đã đưa ra những phản biện sắc nét để bảo vệ quan điểm của mình. Theo đó, việc thay đổi mô hình như vậy sẽ giúp công ty phân tán được rủi ro, cân đối được các nguồn lực để tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề cốt lõi. Đồng thời, khi xây dựng lại quy trình sẽ giúp công ty hoạt động minh bạch hơn, bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Ý kiến này của CEO đã nhận được sự đồng tình của nhiều khán giả trên fanpage CEO – Chìa khóa thành công. Bạn Thanh Thảo khẳng định: Ở Việt Nam có rất nhiều công ty holdings được thành lập và hoạt động kinh doanh rất thành công như: Masan Consumer Holdings, Công ty CP Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), Hoàng Anh Gia Lai, Thế giới di dộng, Sơn Kim Investment Holdings… Sự thành công của các công ty đó chính là minh chứng cho rõ nét nhất cho những ưu điểm mà mô hình này mang lại”.

mo-hinh-holding-cktc-vanhoadoanhnhan-2

Tuy nhiên cũng rất nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về sự mất sự kiểm soát khi chuyển đổi sang mô hình này. Bạn Thành Trung ví “mô hình holdings như gia đình đông con. Khi đang ở chung nhà thì “bố mẹ” thì dễ kiểm soát. Nay cho tách riêng, nếu "bố mẹ” không có cơ chế giám sát phù hợp thì "con" rất dễ... sinh hư!”

Mỗi người một ý kiến, một quan điểm. Vậy đâu là những lý lẽ xác đáng để CEO có thể thuyết phục được các cổ đông? Và đâu là thời điểm thích hợp cho sự chuyển đổi mô hình? Chủ đề “Doanh nghiệp gia đình – Mô hình holdings” phát sóng ngày 26/11 trên VTV1 sẽ lần lượt giải đáp cho những thắc mắc được đặt ra.

Chương trình CEO – Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chia khóa thành công trên YoutubeFanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme

Hotline đăng ký tham gia chương trình : 098 148 6868

 Lê Hải

*Nội dung được thực hiện bởi hoạt động kinh doanh của Trường Sơn Media theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ưu - nhược điểm của mô hình Holdings đối với doanh nghiệp gia đình

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc