top-banner-2

Thứ sáu, 18/08/2017, 10:33 GMT+7

Lời giải đáp vấn đề xung đột cho doanh nghiệp: Công bằng và minh bạch

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 18/08/2017, 10:33 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) thường có truyền thống đoàn kết, gắn bó từ lúc khởi nghiệp để vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển. Đó cũng là lợi thế, là sức mạnh của mỗi DNGĐ. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những vết xe đổ và bài học nhãn tiền bởi yếu tố cảm tính chi phối hoạt động của DN, trong đó có việc không phân định rạch ròi trong sử dụng quyền và sở hữu tài sản chung.

Theo nghiên cứu của Forte 500, hơn 90% các DNGĐ thất bại đều xuất phát bởi nguyên nhân không minh bạch và rạch ròi trong vấn đề quản trị, trong đó đặc biệt phải nói đến các xung đột liên quan đến vấn đề quản trị về quyền sở hữu và sử dụng tài sản chung - riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Đây cũng chính là cốt lõi tạo ra nhiều mâu thuẫn tiềm tàng trong DN gia đình, bên cạnh các yếu tố khác như giáo dục, văn hoá gia đình, tính cách cá nhân...

Mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong các DN chứ không chỉ riêng trong DNGĐ. Điểm khác biệt ở chỗ: Mối quan hệ công việc giữa các cá nhân trong mô hình này thường đòi hỏi mức độ tin câỵ và cam kết rất cao, nhưng nó cũng rất dễ dẫn đến sự mất lòng âm ỉ hoặc mâu thuẫn ngầm.

Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những trở ngại lớn nhất mà gần như DN gia đình nào cũng gặp phải, đó chính là việc khó có thể rạch ròi giữa lý trí và tình cảm. Điều này cản trở tính chuyên nghiệp trong điều hành DN gia đình. Qua thời gian và qua các thế hệ, thách thức này ngày càng rõ nét và mâu thuẫn có thể bùng phát tác động xấu đến DN gia đình.

ceo-nguyen-van-tai-vanhoadoanhnhan

Nguyễn Văn Tài - Giám đốc Công ty TNHH VietSense

Để giải quyết thấu đáo vấn đề này, đồng thời tránh được những xung đột không hay có thể xảy ra, mỗi DNGĐ cần xây dựng những quy định, quy chế cụ thể trong sử dụ ng và sở hữu tài sản chung. Việc này sẽ giúp DN vận hành một cách hiệu quả hơn mà không chịu sự tác động mang tính tùy tiện và thiếu chuyên nghiệp bởi các thành viên trong gia đình.

Với mong muốn xây dựng một công ty phát triển ổn định và bền vững, CEO Nguyễn Văn Tài - Giám đốc Công ty TNHH VietSense - đã tham gia Chương trình CEO - Chìa khóa thành công của VTV1, với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Quan hệ và tài sản chung”.

Thông qua chủ đề này, anh đã cùng các chuyên gia phân tích câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đồ gia dụng, thời trang thuộc quyền sở hữu 100% của các thành viên trong một gia đình thuộc hai thế hệ. Hiện nay, doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi và tiến hành chuyên nghiệp hóa nhằm mở rộng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, CEO nhận thấy nhiều hoạt động của DN đang chịu tác động và chi phối bởi những quyết định cảm tính trong vấn đề quản lý và sở hữu tài sản chung của nhiều thành viên trong gia đình.

Bởi vậy, CEO đã đề xuất xây dựng các bộ nguyên tắc, quy định sử dụng tài sản chung ứng với từng cấp độ và vị trí khác nhau của mỗi thành viên. Tuy nhiên, ý kiến này của CEO đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các cổ đông. Bởi họ cho rằng việc làm này sẽ tạo ra các xung đột không đáng có về mặt lợi ích giữa các thành viên trong DN, gây ảnh hưởng tới nhiệt huyết và sự cống hiến của họ.

Vậy CEO cần phải làm gì để có thể thuyết phục được các cổ đông? Sự vào cuộc của 2 chuyên gia, ông Đỗ Long – Tổng giám đốc công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (BITA’S) và Quách Thành Châu – Phó tổng giám đốc Công ty PricewaterHouse Coopers Việt Nam đã từng bước giúp CEO tìm ra được lời giải đáp hợp lý cho DN.

Theo ông Đỗ Long, các mâu thuẫn của các DN gia đình luôn tồn tại. Ngay cả các DN lớn trên thế giới, dù đã có sự chuyển đổi như thế nào chăng nữa thì vẫn có sự tranh chấp nội bộ. Việc phân biệt chủ sở hữu, tách bạch của sở hữu cá nhân và công ty là một việc vô cùng cấp thiết và phải đặt lên hàng đầu. Muốn vậy, CEO phải cho các cổ đông thấy được những rủi ro sẽ gặp phải trong từng tình huống cụ thể. Đồng thời phải đặt DN mình vào những tình huống như thế để thấy được các dấu hiệu dẫn đến xung đột, từ đó đưa ra lộ trình cụ thể để ngăn ngừa từ xa.

ceo-nguyen-van-tai-vanhoadoanhnhan2

Các chuyên gia đưa ra những gợi mở cho CEO Nguyễn Văn Tài  trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công

Chuyên gia Quách Thành Châu – Phó tổng giám đốc Công ty PricewaterHouse Coopers Việt Nam thì nhấn mạnh: Điều hành một gia đình và điều hành một công ty là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau và không được lẫn lộn, nếu không sẽ không đạt được hiệu quả. Ở các nước phát triển, ngay cả với các thành viên trong gia đình, họ cũng đều văn bản hóa tất cả các thỏa thuận, tránh trường hợp anh em mẫu thuẫn rồi kéo nhau ra tòa. Gia đình là gia đình, vẫn cần giữ hòa khí nhưng công việc là công việc, phải đảm bảo được yếu tố của một DN. Điều đó sẽ giúp giải tỏa được các mâu thuẫn giữa các thành viên. Công bằng và minh bạch luôn là hai yếu tố giúp công ty phát triển.

Vận hành một bộ máy cách chuyên nghiệp và minh bạch, đây chính là những gợi mở hữu ích cho nhiều doanh nghiệp khi theo dõi Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Quan hệ và tài sản chung”

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chia khóa thành công trên Youtube

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

PV

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Lời giải đáp vấn đề xung đột cho doanh nghiệp: Công bằng và minh bạch

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc