Làm thế nào để đạt được năng suất làm việc như 'siêu nhân'? |
Viết bởi An An |
Thứ ba, 01/09/2015, 10:54 GMT+7 |
Các nhà tâm lý học cho rằng khi dạo bước qua 10 tòa nhà với một người khó chịu kế bên sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn so với đi bộ 15 cây số với một người tình đáng yêu. Vì ở đâu có sự hứng thú, ở đó có sự sung sức. Trong quá khứ, các nhà khoa học đã tiến hành xem não người có thể trụ được bao lâu trước khi đạt tới điểm suy giảm năng suất. Và họ đã rất ngạc nhiên vì khi não bộ hoạt động, máu chuyển đến não không hề cho thấy dấu hiệu mệt mỏi nào. Như vậy, “sau 8 hay thậm chí 12 giờ làm việc thì bộ não vẫn hoạt động tốt và nhanh nhạy như ban đầu. Bộ não hoàn toàn không biết mệt…Vậy điều gì khiến người làm việc trí óc mệt mỏi? Nhà tâm thần học hàng đầu Hoa Kỳ, bác sĩ A. Brill giải thích, “100% hiện tượng mệt mỏi ở những người ngồi làm việc tại chỗ và có sức khỏe tốt đều xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, hay còn gọi là các yếu tố xúc cảm”. Cứ đến dịp hè là các doanh nghiệp, công ty tổ chức những chuyến đi du lịch nhằm xả stress và giúp nhân viên có được năng lượng mới, trạng thái tốt nhất để đạt năng suất cao hơn. Song, có hai phương thức cũng hiệu quả, ít tốn kém chi phí mà các nhà khoa học và tâm lý học đều thừa nhận rằng nếu bất kỳ ai phấn đấu đạt được, họ sẽ đạt được những điều ngoài sức tưởng tượng trước đây. Nhiệt tình với công việc Thử nhớ lại về một ngày nào đó gần nhất, khi mọi công việc của bạn đều bị gián đoạn và không như mong muốn. Khách hàng thì từ chối bạn. Các cuộc hẹn đều bị hủy bỏ, rắc rối ở khắp mọi nơi và việc nào cũng gặp trục trặc. Bạn chẳng hoàn thành được việc gì, vậy mà khi về nhà vẫn thấy cả người mệt lử đi, mắt lờ đờ, chân tay mệt mỏi và đầu như muốn nổ tung. Hôm sau, mọi việc ở công ty lại đâu vào đấy. Bạn hoàn thành được khối lượng công viêc nhiều gấp 40 lần so với lượng công việc mình làm hôm trước vậy mà vẫn tươi tỉnh khi về đến nhà. Bạn đã trải qua điều tương tư như thế chưa và bạn có thắc mắc về khởi nguồn của nguyên nhân hiện tượng này? Chỉ riêng công việc trí óc thôi sẽ không khiến bạn mệt mỏi được. Các nhà khoa học và tâm thần học tuyên bố rằng hầu hết sự mệt mỏi của chúng ta bắt nguồn từ trạng thái tinh thần: lo lắng, nỗi chán nản, bực dọc và bất mãn. J. Hadfield, một nhà tâm thần học xuất sắc nhất thế kỷ, đã nói trong quyển sách Tâm Lý học về sức mạnh: “Phần lớn nỗi mệt nhọc của chúng ta đều bắt nguồn từ tinh thần. Trong thực tế, rất hiếm khi xảy ra tình trạng mệt mỏi vì nguyên nhân thể chất thuần túy”. Ai cũng biết rằng trạng thái cảm xúc tiêu cực có thể gây ra nhiều mệt mỏi hơn so với các hoạt động thể chất. Tiến sĩ Joseph Barmack đã kiểm chứng bằng cách yêu cầu một nhóm sinh viên làm hàng loạt bài kiểm tra mà ông biết họ chẳng mấy thích thú. Kết quả là những sinh viên này cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, mỏi mắt và cáu bẳn. Thậm chí có người còn cảm thấy khó chịu trong dạ dày. Khi kiểm tra quá trình trao đổi chất của những sinh viên này, lúc chán nản, huyết áp của cơ thể và hàm lượng oxy trong máu người đó thực sự giảm xuống gây ra mệt mỏi. Nhưng nếu chúng ta lấy lại được sự hứng khởi, vui vẻ thì toàn bộ quá trình trao đổi chất sẽ trở lại bình thường ngay tức thì. Hiếm khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi làm một việc gì đó lý thú và khiến mình say mê. Ở đâu có sự hứng thú, ở đó có sự sung sức. Thực tế là chúng ta dành một nửa cuộc đời để làm việc, vì vậy hãy tự nhắc nhở bản thân rằng niềm hăng say công việc sẽ giúp nhân đôi hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người. Dù thích hay không và đằng nào cũng phải làm vậy sao không làm cho thật vui vẻ? Hãy luôn nhắc nhở mình rằng hứng thú với công việc sẽ khiến đầu óc bạn được thảnh thơi về lâu dài, nó còn giúp bạn thăng tiến và được tăng lương. Ngay cả khi không làm được như thế, thì nó cũng làm giảm tối đa sự mệt mỏi và giúp bạn có được những giờ phút thư giãn. Nghỉ ngơi trước khi quá sức Trong quyển sách Principles of Management (Nguyên tắc quản lý khoa học) của Frederick Winslow Taylor, tác giả đã công bố một trong những khám phá khoa học của mình. Cách thức thực hiện điều đó thì quá dễ dàng đến nỗi chúng ta sẽ phải nghi ngờ. Cách mạng trong khám phá của Taylor là ông cho rằng một người lao động chân tay sẽ làm được nhiều việc hơn nếu có thời gian nghỉ ngơi. Taylor đã chứng minh điều ông nói trong thời gian làm kỹ sư quản lý cho công ty thép Bethlehem. Ông quan sát thấy trung bình, mỗi công nhân chất được 12,5 tấn hàng lên xe là đã bị kiệt sức. Sau khi làm một nghiên cứu khoa học có tính đến tất cả các yếu tố gây mệt mỏi, ông nhận ra những công nhân này đáng lẽ phải đạt được hiệu suất như “siêu nhân” là 47 tấn mỗi ngày chứ không phải 12,5 tấn! Nghĩa là, khi làm việc theo khoa học, thậm chí năng suất sẽ tăng lên 4 lần nhưng công nhân vẫn sẽ không bị mệt mỏi. Để chứng minh, Taylor chọn một công nhân tên Schmidt và yêu cầu anh này “cứ mệt thì nghĩ tay”. Dưới sự hướng dẫn của một người cầm chiếc đồng hồ bấm giờ đứng bên cạnh, Schmidt sẽ được nhắc nhở, ghi nhận thời gian nghỉ ngơi giữa những lần anh khiêng thép. Cụ thể, trong một giờ Schmidt làm việc khoảng 26 phút và dành 34 phút còn lại để nghỉ ngơi. Thời gian ngồi chơi của anh còn nhiều hơn cả thời gian làm. Kết quả ra sao? Schmidt vác được 47 tấn thép mỗi ngày, trong khi năng suất của những công nhân không được “thí nghiệm” chỉ là 12,5 tấn. Và suốt ba năm Taylor còn ở Bethlehem, Schmidt chưa bao giờ làm việc dưới công suất sấy. Người công nhân này có thể làm được thế là bởi anh đã nghỉ ngơi trước khi bị quá sức, nhưng khối lượng công việc đạt được 4 lần người khác. Tuy nhiên, nguyên lý khoa học về thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm của Frederick Taylor chỉ hiệu quả với những công việc chân tay, đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|