Tổng thống Mỹ xử công chức ‘sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về’ ra sao? |
Viết bởi An An |
Thứ năm, 18/06/2015, 10:48 GMT+7 |
Jimmy Carter và Ronald Reagan là hai tổng thống hứa xây dựng lại hiệu quả của bộ máy công quyền chính phủ Mỹ. “Chúng ta không thể đặt con người lên hàng đầu và tạo ra việc làm, tăng trưởng kinh tế nếu không có một cuộc cách mạng trong Chính phủ. Chúng ta phải lấy đi quyền lực của nạn quan liêu, cố thủ và những đặc quyền đang thống trị Washington… Tôi sẽ giảm nhân viên Nhà Trắng 25% và thách thức Quốc hội cũng làm điều tương tự… [Tôi sẽ] bỏ 100.000 vị trí không cần thiết trong bộ máy công quyền… Tôi sẽ yêu cầu những nhà quản lý liên bang và nhân viên phải đạt được mức tiết kiệm chi phí quản lý 3% với mọi bang”, cựu tổng thống Bill Clinton từng đau đáu về việc cải tổ bộ máy chính quyền. Thế nhưng người dám mạnh tay cắt giảm 100.000 nhân viên không phải là Bill Clinton mà là tổng thống Ronald Reagan. Tổng thống Ronald Reagan. Mạnh tay Mọi chuyện bắt đầu từ lời hứa của ứng viên và sau này là tổng thống Jimmy Carter. Trước tình trạng 90% nhân viên trong bộ máy công quyền đương thời đều được đánh giá ở cùng một mức “Hài lòng”, Jimmy Carter hứa sẽ xây dựng lại hiệu quả của bộ máy công quyền chính phủ. Sau khi lên cương vị tổng thống, Carter giữ lời hứa với việc ban hành đạo luật cải tổ dịch vụ công Civil Service Reform Act vào năm 1978. Đạo luật này thiết lập cấu trúc cơ bản để cải tổ nhưng nhiệm kỳ của Carter không đủ để thấy được đủ tác dụng. Đây là món tuyệt vời cho tổng thống Ronald Reagan sau đó. Kế thừa quan điểm của Jimmy Carter, Reagan cùng giám đốc văn phòng quản lý nhân sự U.S Office of Personnel Management, Donald Devine đã xây dựng hệ thống đánh giá công chức với 5 mức thay vì 3 mức như trước đây và quy định rõ những nhiệm vụ cá nhân liên quan đến mục tiêu của tổ chức, từ đó được sử dụng để thăng cấp và xét thưởng khác. Hệ thống đánh giá này thậm chí còn liên quan nhiều hơn đến khen thưởng của những quản lý cấp trung và quản lý cao cấp, những người có thu nhập đặc biệt cũng như toàn bộ thu nhập được dựa trên hiệu quả công việc, bao gồm tiền thưởng khá lớn và ghi nhận công trạng. Việc cải tổ còn đem lại sự linh hoạt hơn với những nhà quản lý liên bang trong việc xét thưởng những nhân viên xuất sắc của họ với mức chi trả cao hơn trước. Tổng thống Reagan cũng mạnh tay cắt giảm 100.000 người trong các vị trí phi quốc phòng cũng như giảm hàng tỷ USD chi tiêu cho công chức trong những năm 1980. Tinh giản bộ máy công quyền Mỹ. Không phải chuyện dễ dàng Tuy nhiên việc cải tổ bọ máy làm việc chính quyền không phải là điều dễ dàng khi phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ Tòa án tối cao, Hội cựu chiến binh, Công đoàn hay một số bộ phận khác. Ví dụ điển hình là vào năm 1981, tổ chức công đoàn tuyên bố đình công nhằm tìm kiếm điều kiện làm việc tốt hơn, trả lương tốt hơn và tuần làm việc 32 giờ. Tổ chức quản lý không lưu PATCO cũng cho biết không muốn vào danh sách áp dụng đạo luật dịch vụ, tăng lương hàng năm cho những nhân viên này từ mức trên 20.000 USD lên gần 50.000 USD hàng năm. Gần 13.000 nhân viên đình công tuy nhiên tổng thống Reagan tuyên bố vụ đình công này là phạm luật, cảnh cáo sa thải nếu họ không trở lại làm việc sau 48 giờ. Sau 2 ngày, ông Reagan sa thải hơn 11.000 nhân viên kiểm soát không lưu từ chối trở về làm việc. Thay vào đó 3.000 quản lý cấp cao cùng 900 kiểm soát không lưu quân sự sẽ cùng gia nhập vào 2.000 nhân viên không đình công để đảm bảo hệ thống hàng không. Khoảng 80% những chuyến bay hoạt động bình thường, ngành này không bị ảnh hưởng quá lớn. Giáo sư Donald Devine lấy ví dụ khác về Hội cựu chiến binh. Hội này đưa ra con số lớn về nhân viên của họ xếp loại “vượt trội”. Hội này hiện đưa ra dịch vụ miễn phí cho hàng triệu cựu binh nhưng chỉ 1/5 số lượng những người này dùng dịch vụ của họ. Càng nhiều dịch vụ miễn phí và chi phí càng thấp, phục vụ tốt thì càng nhiều người đăng ký. Nhưng vấn đề là với khối tư nhân dễ dàng đo lường hiệu quả hay thất bại bằng số liệu tài chính nhưng với những tổ chức công như trên thì không. Theo ông hiện nay việc chi trả lương của chính quyền liên bang và địa phương cho công chức tăng qua hàng năm và tự động, không dựa trên hiệu quả toàn bộ. Số liệu năm 2013 cho thấy chỉ có 9.513 trong số 2.054.175 hay 0,46% nhân viên bị sa thải khỏi chính phủ liên bang, so với con số 3,2% của hệ thống tư nhân, gấp tới 6 lần. Tỷ lệ cho nghỉ việc cao nhất thuộc về bộ phận an toàn giao thông nhưng cũng chỉ bằng 1/3 so với khối tư nhân. Phần lớn những người bị nghỉ là nhân viên thử việc ở dưới mức 6. Việc cải tổ để bộ máy công quyền hiệu quả đáp ứng các mục tiêu của chính phủ là vấn đề đau đầu chung của bất kỳ quốc gia nào và không dễ dàng tìm ra lời giải đáp tối ưu nhất cũng như không có đáp án chung để tất cả các nước cùng áp dụng. Theo ttvn.vn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|