top-banner-2

Thứ hai, 13/04/2015, 09:20 GMT+7

Vì sao doanh nghiệp thờ ơ với Luật cạnh tranh?

Viết bởi Kim Cúc   
Thứ hai, 13/04/2015, 09:20 GMT+7

Số liệu trên được bà Trần Phương Lan - Trưởng phòng Giám sát Cạnh tranh, Cục Cạnh tranh của Bộ Công thương đưa ra tại Hội nghị “Pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức với sự tài trợ của Công ty Samsung Điện tử Việt Nam.

Doanh nghiệp trong nước… thờ ơ với Luật Cạnh tranh

Bà Lan cho biết, theo một khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp trong nước biết về Luật Cạnh tranh, trong lúc tỉ lệ này ở doanh nghiệp FDI là 78%. Có nghĩa, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiểu rất rõ về Luật Cạnh tranh và sử dụng tốt Luật này để bảo vệ hàng hóa của mình, trong lúc doanh nghiệp trong nước vẫn… thờ ơ, chưa nắm bắt được các pháp luật trên.

 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có một số văn bản pháp luật có tính chất quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Theo ông Phan Thế Thắng - Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tình trạng không tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Trong khi đó, nhận thức của người tiêu dùng về quyền lợi của mình vẫn chưa đầy đủ, chưa tạo thành sức mạnh để buộc các doanh nghiệp không chân chính tự nguyện thực hiện nghĩa vụ với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng chưa ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi như mua hàng không lấy hóa đơn, không xem nhãn mác, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, ngại khiếu nại, khiếu kiện…

Xét về khía cạnh khác, ông Nguyễn Phương Nam – Cục phó Cục Quản lý Cạnh tranh khẳng định, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam là để bảo vệ người tiêu dùng chân chính, đả phá những người tiêu dùng lạm dụng quyền đó để đòi hỏi vô lối đối với doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đối thủ đã sử dụng chiêu trò dèm pha nói xấu nhau để cạnh tranh không lành mạnh.

Phòng vệ chính đáng cho người tiêu dùng

Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước – Bộ Công thương đã nhấn mạnh mục đích của hội nghị nhằm tạo sự đồng thuận giữa doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng để có các biện pháp phòng vệ chính đáng cho người tiêu dùng. Theo định nghĩa mới được Bộ Công thương ban hành, hàng Việt Nam không chỉ là hàng hóa do doanh nghiệp thuần Việt sản xuất, mà còn do các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Với chiến lược mới của Bộ Công thương, hàng Việt Nam trong thời gian tới sẽ có sức mạnh cạnh tranh lớn trên thị trường.

Ông Nguyễn Phương Nam cũng khẳng định, các hàng hóa do các doanh nghiệp thuần Việt cũng như các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như Samsung đều được gọi coi là hàng Việt. Các doanh nghiệp này khi có vướng mắc sẽ được Bộ Công thương và Cục Cạnh tranh có trách nhiệm gỡ khó cho doanh nghiệp.

Là lãnh đạo doanh nghiệp FDI, ông Kim Cheogi - Tổng Giám đốc Samsung Vina Electronics khẳng định: “Với sứ mệnh gia tăng sức cạnh tranh của hàng “made-in-Vietnam” trên thị trường quốc tế, Samsung hiểu rất rõ tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh và Luật bảo vệ Người tiêu dùng. Xây dựng lòng tự hào của người dân về hàng Việt Nam không chỉ là sứ mệnh của chính quyền mà còn là của các doanh nghiệp. Bằng những đóng góp của mình, Samsung hi vọng có thể hỗ trợ quảng bá hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam”

Ông Nguyễn Văn Đạo – Phó Tổng Giám đốc Samsung Vina, nhấn mạnh Samsung luôn quan niệm khách hàng là đối tượng trung tâm của doanh nghiệp. Đây là lý do trong suốt hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Samsung đã xây dựng được mạng lưới chăm sóc khách hàng lớn nhất toàn quốc. Hiện Samsung có tổng số 286 nghìn nhân viên trên toàn cầu, trong đó riêng các chi nhánh tại Việt Nam đã tuyển dụng gần 100.000 nhân viên. Trong 100 sản phẩm của Sam Sung có mặt tại toàn cầu thì có hơn 30 sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Đạo nhấn mạnh mong muốn của Samsung muốn trở thành một doanh nghiệp công dân của Việt Nam.

Hội nghị diễn ra nhằm đem lại nhận thức và hành động đúng đắn cho doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam về các biện pháp phòng vệ chính đáng trên thị trường trong và ngoài nước.

Tham gia hội nghị có lãnh đạo Bộ Công thương, hơn 170 đại diện các hiệp hội, hội doanh nghiệp, người tiêu dùng. Hội nghị là một trong những sự kiện thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với mục đích lâu dài nhằm giúp người tiêu dùng nhận thức đúng về khả năng sản xuất, kinh doanh của DN Việt Nam, cũng như cái nhìn mới về hàng Việt Nam chất lượng trên thị trường.

Hai chủ thể chính của cuộc vận động này là người tiêu dùng Việt và doanh nghiệp Viêt. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có một số văn bản pháp luật có tính chất quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật phòng vệ thương mại…

Diệu Linh

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì sao doanh nghiệp thờ ơ với Luật cạnh tranh?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc