'Bùng nổ' gói tín dụng ngàn tỷ cho nông nghiệp sạch |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ tư, 25/10/2017, 13:02 GMT+7 |
Trong vòng 7 tháng qua, đã có hơn 2.500 tỷ đồng đã được Vietcombank giải ngân cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Đến nay tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN UDCNC) đạt gần 32.339 tỷ đồng, với 4.125 khách hàng còn dư nợ. Tuy nhiên, việc triển khai cho vay đối với NN UDCNC, nông nghiệp sạch còn nhiều khó khăn. Đó là chia sẻ của Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về nguồn vốn tín dụng ngân hàng khuyến khích phát triển NNUDNCN, nông nghiệp sạch tại diễn đàn “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch UDCNC” được tổ chức mới đây. Trước đó, ngay từ đầu năm 2017, lãnh đạo NHNN đã khẳng định: NHNN tiếp tục điều hành chính sách tín dụng theo hướng kiểm soát quy mô tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá việc nâng gói hỗ trợ từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng được xem như là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể hóa các chỉ đạo của NHNN, thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tập trung đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, gia tăng giá trị và lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Trong vòng 7 tháng qua, đã có hơn 2.500 tỷ đồng đã được Vietcombank giải ngân cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Cùng với việc tiếp tục đầu tư tín dụng cho các dự án có hiệu quả về phát triển nông nghiệp nói chung, Vietcombank đã đăng ký gói tài trợ 10 nghìn tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao với những ưu tiên về nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay và ưu đãi lãi suất thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác. Hàng trăm dự án đã được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi này, có thể kể đến như dự án Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ, dự án nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao của Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội; khu chăn nuôi lợn giống Dabaco ứng dụng công nghệ cao tại Hà Tĩnh; Dự án chăn nuôi bò thịt công nghệ cao Hòa Phát tại Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai của Tập đoàn Hòa Phát..... Theo ông Ngô Tiến Dũng - Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ATE), trong tổng số 4.500 DN nông nghiệp nhưng đến nay mới chỉ có 28 DN ứng dụng CNC. Theo T.Linh - plo.vn - 25/10/2017 Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|