Cuộc chiến giành thị phần sữa |
Thứ năm, 12/09/2013, 08:46 GMT+7 |
Dù có thành phần chất dinh dưỡng tương đương nhau nhưng giá của một lon sữa nội chỉ bằng 50-70% giá một lon sữa nhập khẩu. Sự chênh lệch lớn này được lý giải rằng giá trị lon sữa nhập khẩu không chỉ nằm trong chất lượng mà còn được gia tăng vì hàng tỷ đồng chi phí cho quảng cáo và tiếp thị. Theo quy định hiện nay DN chỉ có thể giành khoản chi phí cho quảng cáo tiếp thị tối đa 10% tổng chi phí được khấu trừ. Tuy nhiên, theo một kết quả thanh tra giá cả của Bộ Tài chính cách đây vài năm, không ít các hãng sữa ngoại thậm chí đã chi cho quảng cáo gấp tới bốn lần mức cho phép. Thực tế, trong bảng thông kê giá nhập khẩu và bán lẻ một số sản phẩm sữa bột trên thị trường, bên trái là mức giá nhập khẩu do cục hải quan cung cấp quanh mức 100 ngàn đồng/hộp, còn bên phải là giá bán lẻ tham khảo trên thị trường trong nước từ 400 đến hơn 900 ngàn đồng. Như vậy từ cửa khẩu đến tay người tiêu dùng giá một hộp sữa bột đã đội lên gấp 4 - 9 lần. Sự “lép vế” của sữa nội trên chính “sân nhà” có lẽ nằm ở việc nhà nước khống chế mức trần chi phí quảng cáo tiếp thị có 10%. Vì thế, các công ty sữa ngoại loay hoay với ngân sách dành cho mục đích quảng bá sản phẩm quá eo hẹp. Ai chẳng muốn sản phảm được nhiều người biết đến, mà muốn vậy thì phải biết cách quảng bá sâu rộng, đánh trực diện vào thị giác người tiêu dùng chứ còn chờ “hữu xạ tự nhiên hương” như thuở xưa chắc chỉ có nước “sập tiệm”. Vì thế, mặc dù không thua kém về chất lượng nhưng sữa nội vẫn không được biết đến nhiều, để rồi lặng lẽ xuất khẩu sản phẩm giá rẻ, điều đáng lẽ người tiêu dùng trong nước được hưởng thì vô hình trung chính họ lại từ chối vì không biết đến tên tuổi sữa nội mà sử dụng. Trong khi đó, hình ảnh về sữa ngoại xuất hiện khắp mọi nơi mọi chốn, trên TV, trên báo in, trên các diễn đàn, các pano quảng cáo ngoài trời… Không những thế, sữa ngoại còn len lỏi vào cả bệnh viện, chi hoa hồng đậm cho nhân viên y tế tiếp thị đến các mẹ từ khi bé còn chưa uống được sữa ngoài, cho đến chi tiền tài trợ sơn phủ kín tường các trường mẫu giáo khiến người tiêu dùng chạy đâu cũng… không thoát. Chính độ “phủ sóng” rộng khắp và thường xuyên này đã khiến tổng chi phí cho quảng cáo của các hãng sữa ngoại cao đứng thứ 2 trong các sản phẩm chi nhiều tiền cho quảng cáo tiếp thị, chỉ đứng sau ngành hóa mỹ phẩm. Thông tin từ Cục quản lý giá Bộ Tài chính cho biết, Cục đang làm việc với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế để kiến nghị đưa các mặt hàng như thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng vào danh mục hàng bình ổn giá. Tuy nhiên, đây cũng mới là thông tin chưa chính thức. Người đăng: TH Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|