Kẽ hở trong giám sát tài chính |
Thứ tư, 08/01/2014, 10:07 GMT+7 |
Hệ thống tài chính Việt Nam đang dựa quá nhiều vào ngân hàng; phát triển quá nhanh nhưng nền tảng hạ tầng còn nhiều khiếm khuyết, khung pháp lý còn thiếu, không khác gì xây nhà trên cát Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường tài chính, Việt Nam đã tổ chức hệ thống giám sát chuyên ngành với nhiều định chế cùng tham gia như: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính... nhưng giữa các cơ quan này chưa có thông tư liên tịch về phối hợp nên hiệu quả công tác giám sát vẫn còn hạn chế. Đừng như xây nhà trên cát Tại Hội thảo Quốc tế “Tăng cường giám sát và lành mạnh hóa hệ thống tài chính” do NFSC phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức mới đây, ông Roberto Rocha, cố vấn cấp cao của World Bank, cho rằng hệ thống tài chính Việt Nam đang dựa quá nhiều vào ngân hàng trong khi ngân hàng chiếm tới 200% GDP và 92% tài sản của cả hệ thống tài chính. Các ngân hàng cũng đang phải thực hiện quá nhiều chức năng và gánh nhiều rủi ro. Hệ thống tài chính Việt Nam phát triển quá nhanh nhưng nền tảng hạ tầng tài chính còn nhiều khiếm khuyết, khung pháp lý còn thiếu, không khác gì xây nhà trên cát. Thị trường phát triển nhanh chóng đã kéo theo nhiều bất cập, trình độ quản trị điều hành, giám sát từng định chế và toàn bộ thị trường chưa bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại khoảng cách lớn của Việt Nam với chuẩn mực an toàn và giám sát tài chính của khu vực và thế giới. Minh chứng cho sự hạn chế này là đã có không ít các loại hình hoạt động mang bản chất ngân hàng nhưng chưa được quy định trong khuôn khổ kiểm soát của các cơ quan quản lý. Đó là các tập đoàn tài chính với mô hình công ty mẹ là ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty con, công ty liên kết là các công ty chứng khoán, bảo hiểm tạo nhiều rủi ro qua giao dịch nội bộ, sở hữu chéo. Sự việc 7 NHTM cùng nhận thế chấp 1 kho cà phê dẫn đến tranh chấp tài sản thế chấp là ví dụ điển hình được nêu tại hội thảo để minh chứng cho điểm yếu và khoảng trống trong giám sát hệ thống tài chính ở Việt Nam. Nhận định về vấn đề này, TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch NFSC, nói: “Không loại trừ khả năng doanh nghiệp lừa đảo nhưng vụ việc này cho thấy kẽ hở trong quản lý rủi ro của các NHTM và kẽ hở của hệ thống pháp luật khi khuôn khổ pháp lý chưa bảo đảm quyền lợi cho chủ nợ. Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam thiếu năng lực giám sát lẫn khả năng thực thi và quyền của chủ nợ vẫn còn yếu. Khẩn trương hoàn thiện các khuôn khổ thể chế TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch NFSC, cho rằng điều quan trọng đối với Việt Nam hiện nay không phải chạy theo mô hình giám sát tài chính nào, mà cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ thể chế để giúp cho việc giám sát an toàn tài chính và sự phối hợp chính sách giám sát với chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả và thực chất hơn. Đây là mục tiêu lớn hơn của việc xây dựng lại hệ thống tài chính lành mạnh, hiệu quả cũng như tái cấu trúc nền kinh tế mà Việt Nam đang theo đuổi. Các chuyên gia đã cùng cho rằng không có một mô hình giám sát tài chính tối ưu bởi các kinh nghiệm thành công và thất bại là đan xen. Việc thiết kế các mô hình giám sát tài chính phụ thuộc một phần vào mô thức tổ chức thị trường tài chính ở các nước, độ sâu tài chính, trình độ phát triển kinh tế, kể cả các đặc điểm về văn hóa, chính trị lẫn các khuôn khổ thể chế và quản trị nhà nước của một quốc gia. Theo NLĐO Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|