top-banner-2

Thứ sáu, 29/09/2023, 16:07 GMT+7

Diễn đàn Kinh tế xanh 2023: Biểu tượng cho nỗ lực hợp tác không ngừng giữa châu Âu và Việt Nam

Thứ sáu, 29/09/2023, 16:07 GMT+7

EuroCham Việt Nam sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn Kinh tế xanh (GEF) năm 2023 vào ngày 2/11/2023 tại Hà Nội. Sự kiện bao gồm các cuộc đối thoại về phát triển bền vững, phiên họp toàn thể cấp cao và các phiên hội nghị chuyên đề, quy tụ các lãnh đạo đầu ngành, các nhà hoạch định chính sách và những người ủng hộ chính sách bền vững của châu Âu và Việt Nam.

dien-dan-kinh-te-xanh-2023-bieu-tuong-cho-no-luc-hop-tac-khong-ngung-giua-chau-au-va-viet-nam

Đại diện các đơn vị tổ chức chia sẻ về GEF 2023 - Ảnh: VGP

Tại cuộc họp báo ra mắt sự kiện ngày 28/9, đại diện ban tổ chức cho biết: Diễn đàn Kinh tế xanh sẽ được tổ chức với sự cộng tác của Nhóm châu Âu bao gồm Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Tiểu ban lĩnh vực tăng trưởng xanh EuroCham, 9 hiệp hội doanh nghiệp châu Âu trực thuộc EuroCham Việt Nam và các quốc gia châu Âu.

Đại sứ Julien Guerrier của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Diễn đàn Kinh tế xanh như một biểu tượng cho những nỗ lực hợp tác không ngừng giữa châu Âu và Việt Nam. Những sáng kiến như vậy sẽ mở đường cho quá trình chuyển đổi xanh thành công, thể hiện sức mạnh hợp tác của châu Âu và Việt Nam.

Ông Christoph Prommersberger, Phó Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam đánh giá cao về các mục tiêu bền vững của Việt Nam đến năm 2050. Rút kinh nghiệm từ châu Âu, ông chỉ ra những thách thức trong việc biến các cam kết thành kết quả. Ông Christoph Prommersberger nêu ra vai trò then chốt của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt là khi bắt đầu áp dụng các quy định mới của EU, chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Cân nhắc tới các yếu tố này, Diễn đàn Kinh tế xanh sẽ cung cấp cho Việt Nam và các doanh nghiệp những thông tin về nguồn lực cần thiết nhằm đáp ứng và thích ứng với các tiêu chuẩn toàn cầu đang ngày càng phát triển. Ông Dominik Meichle, Phó Chủ tịch EuroCham, chia sẻ rằng nhóm châu Âu và EuroCham sẽ luôn nỗ lực chia sẻ tầm nhìn và cùng nhau hợp tác để hướng tới một tương lai bền vững, thúc đẩy sự phối hợp giữa các cá nhân và doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.

"Khi thế giới chuẩn bị cho Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2023 (COP28), Diễn đàn Kinh tế xanh đã kịp thời mang đến một nền tảng để nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược và sự đổi mới có ý thức về sinh thái. Bằng cách hài hòa các cuộc thảo luận với các mục tiêu cốt lõi của COP28 và Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia của Việt Nam, chúng tôi mong muốn củng cố các cam kết bền vững toàn cầu, nhấn mạnh lại các nguyên tắc của Thỏa thuận Paris và cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp những công cụ cần thiết để đạt được nền kinh tế xanh công bình", đại diện EuroCham nói.

Ông Stuart Livesey, thành viên Ban lãnh đạo EuroCham đồng thời là Phó Chủ tịch Tiểu ban Lĩnh vực tăng trưởng xanh (GGSC), đã cung cấp thông tin tổng quan và toàn diện về Diễn đàn Kinh tế xanh.

Diễn đàn lần này sẽ chia sẻ kiến thức thực tế như: Các nghiên cứu điển hình từ những người tiên phong về phát triển bền vững, kinh nghiệm của hơn 30 chuyên gia trong ngành, bao gồm đại diện từ các tập đoàn đa quốc gia tên tuổi như BNP Paribas, Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Equinor, HSBC, Airbus, EDPR,...

Phiên họp toàn thể cấp cao, diễn đàn dự kiến có những đại biểu quan trọng như Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Đan Mạch Dan Jannik Jørgensen.

Diễn đàn cũng tạo cơ hội kết nối các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo trong ngành và những chuyên gia trong lĩnh vực sáng kiến xanh. Sự kiện cũng bao gồm hội thảo chuyên sâu với các phiên chuyên đề với các chủ đề quan trọng như năng lượng tái tạo, tài chính xanh, giảm phát thải carbon và nông nghiệp bền vững.

(nguồn: baochinhphu.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Diễn đàn Kinh tế xanh 2023: Biểu tượng cho nỗ lực hợp tác không ngừng giữa châu Âu và Việt Nam

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc