top-banner-2

Thứ sáu, 29/11/2024, 21:21 GMT+7

Lời Cảnh Báo: Nguy cơ ngộ độc từ củ ấu tàu

Viết bởi Hà Phương   
Thứ sáu, 29/11/2024, 21:21 GMT+7

Tuần này, Lời Cảnh Báo tiếp tục cập nhật những vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây như: Coi chừng sập bẫy 'mở thẻ tín dụng qua APP', Ngộ độc củ ấu tàu.

Nguy cơ ngộ độc từ củ ấu tàu

Củ ấu tàu hay gọi là củ ấu tẩu là củ của cây ô đầu, loại này được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A nhưng cũng là một vị thuốc quý đứng thứ tư trong “Tứ đại danh dược” là sâm, nhung, quế, phụ. Tuy nhiên nếu sử dụng củ ấu tàu không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc gây nguy hiểm đến tính mạng và trên thực tế, thời gian gần đây đã xảy ra không ít trường hợp cấp cứu do sử dụng củ ấu tàu sai cách.

loi-canh-bao-VANHOADOANHNHAN3

Một bệnh nhân nam 65 tuổi trú tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tê miệng, lưỡi, tay chân, nóng rát vùng cổ, loạn nhịp tim sau khi ăn canh có chứa khoảng ba đến bốn củ ấu tàu. Gần đây tại Lào Cai, đã xảy ra trường hợp một bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng kích thích nhiều, da lạnh, vã mồ hôi, đau tức ngực, khó thở, huyết áp không đo được. Nguyên nhân gây ngộ độc là do bệnh nhân đã mua củ ấu tàu về đập nát để ăn. Mới đây nhất, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã cấp cứu cho bệnh nhân 50 tuổi ở tỉnh Nam Định, tự ý ăn củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện, kết quả xét nghiệm đã tìm thấy chất độc aconitin có trong củ ấu tàu.

TS.BS Lê Văn Nhân (Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) cho biết: “Củ ấu tàu có rễ, phần rễ có chứa atonik rất quan trọng tên aconitin, có hoạt chất khá mạnh và khi vào cơ thể sẽ tác động một số cơ quan như là cơ quan tiêu hóa tim mạch và thần kinh”.

loi-canh-bao-VANHOADOANHNHAN2

Cây ô đầu là một loại cây thường mọc hoang ở vùng núi cao, củ chứa khoảng 0,3% alcaloid, loại củ này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó nổi bật nhất là tác dụng liên quan đến huyết áp, hệ thần kinh. Người ta thường dùng củ ấu tàu để chống viêm do nhược liệu nhờ tác động kích thích tuyến thượng thận. Trong Đông Y, củ ấu tàu thường được dùng để làm rượu thuốc xoa bóp, chữa các chứng đau, tê,...Tuy nhiên, một số người lại mang uống hay nấu lên để ăn nên dẫn đến tình trạng ngộ độc.

TS.BS Lê Văn Nhân chia sẻ thêm: “Việc ngộ độc củ ấu tàu là do có rất nhiều người dùng để xoa bóp ngoài da với lượng rất lớn và chính điều này làm aconitin thâm nhập vào cơ thể, gây một số triệu chứng ngộ độc trên thần kinh và tim mạch hoặc có người lấy củ ấu tàu nấu cháo, chế biến thành thực phẩm. Chính vì vậy, liều lượng của aconitin vào cơ thể quá nhiều và gây độc”.

loi-canh-bao-VANHOADOANHNHAN4

Khi ngộ độc củ ấu tàu, các triệu trứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài giờ tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, triệu chứng ngộ độc bao gồm tê miệng và lưỡi, tê cống đầu chi, sau vài giờ buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, co giật, mất tri giác, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong sau 6 giờ.

TS.BS Lê Văn Nhân khuyên người dân: “Tuyệt đối không được sử dụng củ ấu tàu hay thành phần của cây ô đầu chế biến thực phẩm, cho dù chế biến với bất kỳ thức ăn nào. Nếu củ ấu tàu chế biến thành phương thuốc có thể thoa ngoài da cũng không được tự tiện chế biến, vì ta không biết được liều lượng bao nhiêu có thể gây độc. Những phương thuốc điều trị ngoài da hay có thể uống với điều kiện chỉ được sản xuất từ những công ty Dược uy tín hay từ những khoa Y học cổ truyền, khi sử dụng phải được các bác sĩ kê toa”.

Vì độc tính của củ ấu tàu có thể gây tử vong, nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng củ ấu tàu làm thức ăn. Nếu không có kinh nghiệm chế biến để loại bỏ độc tố, khi sử dụng các loại thuốc có thành phần củ ấu tàu cần phải hết sức cẩn trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm. Trong trường hợp phát hiện các triệu chứng ngộ độc cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tuyệt đối không ở nhà để tự theo dõi hoặc điều trị, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

 

Clip: Ngộ độc củ ấu tàu: 

Nguy cơ sập bẫy với chiêu trò 'mở thẻ tín dụng qua APP'

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng liên tục gửi những lời chào mời mở thẻ tín dụng qua app. Các đối tượng dẫn dụ người dân tải về điện thoại các app gần giống với các app ngân hàng để mở thẻ. Sau đó, yêu cầu nộp tiền vào thẻ để chứng minh năng lực tài chính và khi nạn nhân nạp tiền thì ngay lập tức bị chiếm đoạt.

Đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng, thông qua một bài chào mời trên mạng, anh N.T (TP.HCM) bị dẫn dụ tải về điện thoại app tương tự như app của ngân hàng. Anh N.T cho biết: “Sau khi tôi nạp vô tài khoản 10 triệu, số tiền liền bị mất hết. Khi gọi điện thoại hỏi thì họ không bắt máy, lúc ấy tôi biết mình đã bị lừa”.

Tương tự trường hợp của anh N.T, chị L.N.Y (Bình Dương) cũng mất hàng chục triệu đồng khi mở thẻ tín dụng qua app được chào mời trên mạng. Chị chia sẻ: “Tôi thấy giới thiệu trên mạng mở tài khoản tín dụng không cần điều kiện, nên tôi đăng ký. Họ nói trước tiên muốn mở tài khoản phải nạp vào 30 triệu để chứng minh tài chính. Tôi không có đủ 30 triệu thì họ nói nộp trước 10 triệu, nhưng tôi chỉ còn 8 triệu nên họ cũng đồng ý. Sau đó họ gửi link, app đó cũng như app ngân hàng, tôi tưởng thiệt nên nộp tiền vào, sau đó không liên lạc được với họ, các đối tượng lừa đảo đã chặn cuộc gọi. Tôi không biết họ là ai và cũng không biết lấy lại tiền từ đâu”.

loi-canh-bao-VANHOADOANHNHAN5

Thủ đoạn chung của các đối tượng là dùng mọi cách thuyết phục người dùng tải ứng dụng ngân hàng giả mạo và chuyển tiền để chứng minh tài chính cho việc mở thẻ. Một khi người dùng đồng ý coi như sập bẫy. Các đối tượng lừa đảo có thể kiểm soát rút tiền của nạn nhân từ xa, sau đó đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.

Thạc sĩ, Luật sư Đinh Quang Thắng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: “Chỉ có ngân hàng mới làm được vấn đề mở thẻ qua app, phải xác định mở tài khoản để đăng ký và có chữ ký giao dịch với ngân hàng mới an toàn. Bởi các thông tin mật về bảo vệ cá nhân của mình thường đăng ký như vậy mới đủ, không gây ra những vấn đề mất thông tin hoặc cung cấp số tài khoản của mình cho một đơn vị khác, có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn”.

loi-canh-bao-VANHOADOANHNHAN

Để tránh trở thành nạn nhân của thủ đoạn 'mở thẻ tín dụng qua APP', người dân cần hết sức cảnh giác, không cung cấp thông tin về các dịch vụ ngân hàng như tài khoản đăng nhập, mật khẩu OTP cho bất kỳ ai, không truy cập các đường link liên kết trong tin nhắn hay email hoặc không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng.

Hiện nay, các giao dịch ngân hàng trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và tiện lợi, tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của công nghệ, những thủ đoạn lừa đảo cũng không ngừng gia tăng, chính vì thế người dùng cần hết sức cẩn trọng để tránh rơi vào bẫy của những kẻ xấu.

 Clip: Coi chừng sập bẫy 'mở thẻ tín dụng qua APP' :

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, . Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội..

Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do đài truyền hình Vĩnh Long phối hợp Jet Studio thực hiện.

Hà Phương

*Theo Ấn phẩm Lăng kính Người nổi tiếng

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Lời Cảnh Báo: Nguy cơ ngộ độc từ củ ấu tàu

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc