top-banner-2

Thứ ba, 28/09/2021, 10:22 GMT+7

Nguy cơ mắc 'COVID-19 đột phá' rất thấp nếu bạn đã tiêm chủng

Viết bởi Lam Yên   
Thứ ba, 28/09/2021, 10:22 GMT+7

Dù một số trường hợp đã được báo cáo, song hầu hết các dữ liệu đều cho thấy, nguy cơ mắc “COVID-19 đột phá” ở những người đã được tiêm chủng là rất thấp, chỉ khoảng 1/5.000.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 ở những người được tiêm chủng thấp hơn đáng kể so với những người không tiêm. Tuy nhiên, CDC cũng nhấn mạnh không có vaccine nào hiệu quả 100%.

Các trường hợp “nhiễm đột phá” đã được báo cáo ở nhiều người đã được tiêm chủng đầy đủ và một số rất ít trong đó đã phải nhập viện hoặc tử vong sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, thực tế là gì và chúng ta có thực sự cần lo lắng về việc mắc bệnh sau khi tiêm vaccine hay không?

mac-covid-dot-pha

Theo Giáo sư Shereef Elnahal, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Bệnh viện Đại học ở Newark, New Jersey, tiêm phòng vẫn là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19.  Tiêm chủng đầy đủ về cơ bản làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ nhập viện, cũng như tử vong ở mức độ cao hơn.

Nguy cơ “Nhiễm trùng đột phá”

Giáo sư Shereef Elnahal cho biết, tại Mỹ bắt đầu ghi nhận các ca mắc “COVID-19 đột phá” đầu tiên trong vài tuần qua, thậm chí một số ca dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, rủi ro với những người được tiêm chủng là rất thấp. 

Một nghiên cứu mới của CDC Mỹ cho thấy, những người được chủng ngừa ít có nguy cơ phát triển COVID-19 và phải nhập viện hoặc tử vong vì căn bệnh này.

So với những người chưa được chủng ngừa, những người đã tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn 5 lần, trong khi nguy cơ phải nhập viện và tử vong cũng thấp hơn 10 lần.

Tờ New York Times đã tập hợp dữ liệu từ các khu vực của Mỹ cho thấy, đối với hầu hết những người được tiêm chủng, nguy cơ nhiễm trùng đột phá là khoảng 1/5.000. Ở những khu vực có tốc độ lây truyền thấp, tỷ lệ này thậm chí chỉ là khoảng 1/10.000.

Theo Giáo sư Shereef Elnahal, những ca nhập viện do “nhiễm trùng đột phá” rõ ràng là đáng lo ngại, dù nguy cơ tử vong là rất thấp. Bởi rõ ràng, sự suy giảm khả năng miễn dịch có được tiêm chủng đang xảy ra đồng thời với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp đôi so với chủng ban đầu. 

Nguy cơ nhập viện và tử vong sau khi tiêm chủng vẫn rất thấp

Sự gia tăng các trường hợp mắc “COVID-19 đột phá” đang là chủ đề nóng tại Mỹ trông bối cảnh biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, các dữ liệu thực tế tới nay đều cho thấy hiệu quả của vaccine COVID-19 trong việc bảo vệ chống nhập viện và tử vong.

Theo CDC Mỹ, tính đến ngày 7/9, hơn 176 triệu người tại nước này đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19. Tổng cộng 11.440 người đã phải nhập viện do COVID-19 sau khi được tiêm chủng. Tuy nhiên, 2.491 người trong số này không có triệu chứng hoặc phải nhập viện vì một tình trạng khác.

Ngoài ra, 2.675 trường hợp tử vong đã được báo cáo ở những người được tiêm chủng, với 493 trường hợp tử vong trong số này ở những người không có các triệu chứng, hoặc không liên quan đến COVID-19. Điều đó có nghĩa là nguy cơ tử vong vì bệnh liên quan đến COVID-19 sau khi tiêm chủng là 0,00001%.

Loại vaccine nào tốt hơn để giảm nguy cơ lây nhiễm đột biến?

Nghiên cứu của CDC cho thấy rằng những người được tiêm vaccine Moderna dường như đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất ở mức 95%.

Những người sử dụng Pfizer-BioNTech có hiệu quả khoảng 80% trong khi những người sử dụng Johnson & Johnson có khoảng 60%. Tổng hiệu quả của vaccine chống lại việc nhập viện là 86%.

Khi được hỏi liệu có sự khác nhau về khả năng lây nhiễm đột phá giữa vaccine mRNA và vaccine vector adenovirus như Johnson & Johnson hay không, Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm David Hirschwerk tại Northwell Health, New York, cho biết rất khó để đưa ra sự đánh giá vào lúc này. Trong các thử nghiệm lâm sàng, vaccine mRNA cho thấy hiệu quả tốt hơn so với vaccine J&J trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đột phá. Tuy nhiên, tất cả các loại vắc-xin đều hoạt động tương tự nhau đối với việc phòng ngừa bệnh nặng.

Chuyên gia Hirschwerk nói thêm rằng các nhóm dân số tham gia thử nghiệm lâm sàng có sự khác biệt đáng kể, vì vậy việc so sánh trực tiếp chỉ nên được thực hiện một cách thận trọng.

Trong khi đó chuyên gia Miriam Smith, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Forest Hills đánh giá, khả năng lây nhiễm đột phá đối với virus SARS-CoV-2 là rất thấp, ước tính khoảng 0,02% dựa trên dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và với J&J nguy cơ lây nhiễm đột phá cao hơn một chút.

Theo CTV Châu Nhi - vov.vn - 28/09/2021

Link nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/nguy-co-mac-covid-19-dot-pha-rat-thap-neu-ban-da-tiem-chung-893743.vov


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nguy cơ mắc 'COVID-19 đột phá' rất thấp nếu bạn đã tiêm chủng

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc