top-banner-2

Thứ bảy, 15/05/2021, 21:06 GMT+7

Thực hư việc dùng kim chích đầu ngón tay sơ cứu người đột quỵ

Viết bởi Hà Phương   
Thứ bảy, 15/05/2021, 21:06 GMT+7

Bệnh đột quỵ đang trẻ hóa ở mức báo động. Mỗi ngày, có rất nhiều người trẻ dưới 45 tuổi mắc bệnh đột quỵ và tử vong. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu về bệnh đột quỵ, dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng tránh.

Chương trình Đẹp Không Giới Hạn mùa 3 do Công ty Media sản xuất đồng hành cùng nhà tài trợ kim cương Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt sẽ được phát sóng hàng tuần là trên kênh: TodayTV (18h30 Chủ nhật), YouTV (20h Chủ Nhật, 10h30 thứ Tư và 14h30 thứ Năm), HiTV (20h30 Chủ Nhật và 17h30 thứ Sáu).

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tổn thương nghiêm trọng về não xảy ra đột ngột do nghẽn tắc những dòng chảy của mạch máu dẫn truyền nuôi não hoặc do các mạch máu trong não bị vỡ đột ngột. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, tình trạng tổn thương não sẽ nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tàn phế, tử vong.

 thuc-hu-viec-dung-kim-chich-dau-ngon-tay-so-cuu-nguoi-dot-quy-VHDN1

Bác sĩ Trần Nguyễn An Huy chia sẻ về bệnh đột quỵ.

Tai biến mạch máu não chia thành hai dạng: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết. Bác sĩ Trần Nguyễn An Huy (Trưởng khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) cho biết đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc đột ngột và nguyên nhân đến từ vấn đề mạch máu bị xơ vữa, nứt vỡ tạo thành cục máu đông hoặc máu đông hình thành do bệnh lí ở tim dẫn lên não gây tắc nghẽn. Đột qụy do xuất huyết là tình trạng mạch máu bất ngờ bị vỡ mà nguyên nhân thường gặp là do huyết áp tăng. Người trẻ tuổi bị đột quỵ là do vỡ dị dạng mạch máu, nghĩa là trong mạch máu có những chỗ thành mạch mỏng yếu làm cho mạch máu phình ra khi gặp cơn tăng huyết áp sẽ bị vỡ.

thuc-hu-viec-dung-kim-chich-dau-ngon-tay-so-cuu-nguoi-dot-quy-VHDN2

Đột quỵ xảy ra do mạch máu đột ngột bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột.

Tùy thuộc vào mức độ thời gian được cấp cứu, bác sĩ sẽ đánh giá dựa theo kết quả từ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI sọ não để thực hiện cứu chữa cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Huy, việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm để kịp thời đến bệnh viện, khoảng thời gian dưới 4 – 5 tiếng từ lúc bệnh khởi phát được gọi là “thời gian vàng”. Lúc này, bác sĩ có thể dùng thuốc để làm tan máu đông khai thông mạch máu. Với trường hợp thuốc không thể làm tan máu đông, bác sĩ sẽ dùng biện pháp can thiệp mạch máu để hút cục máu. 

“Trong bộ môn thần kinh, người ta gọi thời gian chính là não của mình. Chỉ cần 1 phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Điều này rất nguy hiểm nên việc cấp cứu đột quỵ phải tiến hành càng sớm càng tốt”, bác sĩ Huy chia sẻ.

thuc-hu-viec-dung-kim-chich-dau-ngon-tay-so-cuu-nguoi-dot-quy-VHDN3

Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ.

Bệnh đột quỵ khởi phát đột ngột, tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết bằng những dấu hiệu điển hình như đột ngột tê, mất cảm giác, liệt một bên (méo miệng), nói khó, đột ngột đau đầu, chóng mặt dữ dội. Cách kiểm tra nhanh người bị đột quỵ: cười méo miệng, nhân trung bị lệch, cánh tay không đưa lên được, không nhắc lại được lời nói vừa được nghe.

Khi gặp người bị đột quỵ, nếu bệnh nhân vẫn tự thở được thì hãy đặt họ nằm ở tư thế thoái mái nhất, nếu bệnh nhân không tự thở được thì cần bệnh nhân nằm nghiêng một bên để lưỡi không bị thụt chèn ép đường thở gây tình trạng suy hô hấp.

Những yếu tố nguy cơ khiến bệnh đột quỵ đang ngày càng xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là người trẻ là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipit máu, hút thuốc lá, béo phì, áp lực tinh thần cường độ cao, ít vận động, người có tiền căn gia đình có người bị đột tử, đột quỵ sớm.

thuc-hu-viec-dung-kim-chich-dau-ngon-tay-so-cuu-nguoi-dot-quy-VHDN4

Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ.

Nhiều thông tin trên mạng xã hội chia sẻ rằng khi người thân bị đột quỵ hãy dùng kim chích vào đầu ngón tay. Tuy nhiên, bác sĩ Huy cho biết phương pháp cấp cứu này không được đề cập trong việc chữa trị bệnh đột quỵ mà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. 

Hà Phương

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thực hư việc dùng kim chích đầu ngón tay sơ cứu người đột quỵ

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc