Tác dụng của quả mít ít người biết đến |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ ba, 12/03/2019, 09:49 GMT+7 |
Tác dụng của mít rất hữu ích đối với cơ thể, các protein và dưỡng chất giúp kháng khuẩn, giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa. Mít là loại cây nhiệt đới có quả lớn xù xì nhìn khá thô, nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Quả mít có thể thưởng thức trực tiếp hay làm được nhiều món ngon như sữa chua mít, mít sấy, hạt mít… Thành phần dinh dưỡng Theo Healthline trong 165g múi mít chín chứa: - Lượng calo: 155; - Carbs: 40 gram; - Chất xơ: 3 gram; - Protein: 3 gram; - Vitamin A: 10% nhu cầu khuyến nghị một ngày; - Vitamin C: 18% nhu cầu khuyến nghị một ngày; - Riboflavin: 11% nhu cầu khuyến nghị một ngày; - Magiê: 15% nhu cầu khuyến nghị một ngày; - Kali: 14% nhu cầu khuyến nghị một ngày; - Đồng: 15% nhu cầu khuyến nghị một ngày; - Mangan: 16% nhu cầu khuyến nghị một ngày. Thịt mít có chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều dưỡng chất khác như: vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin D. Ngoài ra quả mít còn chứa khoáng chất và không có chất béo và cholesterol xấu. Hạt mít chứa 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng và chất xơ. 11 tác dụng của mít mang đến cho cơ thể 1. Giảm cân: Đây là một trong những tác dụng mít mang đến cho cơ thể khiến nhiều người bất ngờ. Mít có thể giúp giảm cân vì nó không có chất béo và ít calo cho phép người ăn kiêng tiêu thụ an toàn và thoải mái cũng như hưởng lợi hoàn toàn từ tất cả các chất dinh dưỡng khác. 2. Hỗ trợ tiêu hóa: Mít góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa khi ăn thường xuyên do hàm lượng chất xơ cao (3g cho mỗi 160g). Nó không gây đau dạ dày ngay cả khi ăn với số lượng lớn và cải thiện nhu động ruột. Nó cũng bảo vệ ruột kết bằng cách loại bỏ các thành phần gây ung thư ra khỏi ruột già. 3. Tốt cho mắt và da: Mít có chứa rất nhiều vitamin A, rất tốt cho việc duy trì thị lực khỏe mạnh và hoạt động như một chất chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cũng được coi là một thành phần chống lão hóa tích cực cho làn da rạng rỡ hơn. 4. Tốt cho hệ thần kinh, cơ bắp: Trong mít có chứa nhiều vitamin B1 và B6, loại chất cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh. Do vậy mít tốt cho cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần. 5. Chữa bệnh loét dạ dày: Một trong những tác dụng mít là chữa bệnh lở loét vì nó có đặc tính chống loét, sát trùng, chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. 6. Hỗ trợ xương chắc khỏe: Việc ăn mít rất được khuyến nghị vì nó giúp bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Bên cạnh việc cung cấp canxi cho cơ thể, nó còn chứa vitamin C và magie giúp cơ thể tiếp tục hấp thu canxi. 7. Cải thiện chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương: Hạt mít làm tăng các tế bào bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh Chiết xuất từ lá mít có hoạt tính chữa lành vết thương tương tự như một loại kem sát trùng 8. Phòng thiếu máu, chống đông máu: Mít có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, nó cũng chứa magiê, mangan, folat, đồng, axit pantothenic, vitamin B6, tất cả các thành phần này đều cần cho quá trình tạo ra máu 9. Giảm chứng hen suyễn: Theo các nghiên cứu thì nước ép mít có thể giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn 10. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Mít chứa các chất chống oxy hóa và phytonutrient, cộng với hàm lượng vitamin C, vì thế nó có thể hỗ trợ phòng ngừa các loại ung thư khác nhau như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư da và ung thư tuyến tiền liệt. Những đặc tính này điều trị tổn thương tế bào và phát triển sức đề kháng. 11. Giảm huyết áp: Với lượng kali cao, mít làm giảm và kiểm soát huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và rối loạn tim mạch nói chung. 4 tác dụng của hạt mít Hạt mít tưởng chừng như bỏ đi nhưng khi luộc hay nướng lên sẽ thành món ăn có khá nhiều lợi ích 1. Cải thiện tình dục: Ở Châu Á, hạt mít được coi là một loại thuốc kích dục, giúp tăng khoái cảm, trong hạt mít chứa nhiều sắt, đây là dưỡng chất quan trọng trong cải thiện sức khỏe tình dục 2. Giảm cân: Trong hạt mít có chứa nhiều chất xơ và rất ít calo. 3. Tốt cho mắt và tóc: Trong hạt mít chứa nhiều vitamin A, giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa gãy rụng tóc. 4. Làm đẹp da: Hạt mít luộc nghiền nát trộn với sữa tươi không đường, thoa đều lên da giúp da căng bóng, xóa nếp nhăn. Những người không nên ăn mít Tuy mít mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng những người mắc bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn mít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng cũng có nhiều đường, có thể gây nóng trong người và không tốt cho gan. Bệnh suy thận mạn: Với những người mắc bệnh thận, cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều kali. Vì khi cơ thể hấp thụ quá nhiều kali, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng kali làm tăng kali trong máu, và có thể dẫn đến tử vong do ngừng tim. Người có sức khỏe yếu: Với những người bị suy nhược, sức khỏe không đảm bảo thì khi ăn nhiều mít sẽ rất dễ bị đầy bụng, khó chịu Lưu ý khi ăn mít Không ăn mít khi bụng đói vì rất dễ bị đầy bụng, nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng đồng hồ, không nên ăn vào lúc chiều tối. Nếu cơ địa bạn bị nóng trong cũng không nên ăn, Trên đây là một số tác dụng mít mang đến cho cơ thể và những lưu ý khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe! Theo Khampha.vn - 11/3/2019 LInk nguồn: http://khampha.vn/suc-khoe/tac-dung-cua-qua-mit-it-nguoi-biet-den-c11a707982.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|