Ăn đồ thừa bị ung thư? Chuyên gia lý giải sự thật mà nhiều người vẫn luôn tin |
Viết bởi Minh Mẫn |
Chủ nhật, 09/12/2018, 16:15 GMT+7 |
Bài viết dưới đây là của Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Vương Tư Lộ. Nói đến thức ăn dư thừa gây ung thư, đó đã là một đề tài “ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người”, theo góc độ bàn luận, nguyên nhân thức ăn dư thừa dẫn đến ung thư là do nitrite, vậy nitrite có thực sự nguy hiểm lớn đến như vậy không? Nitrite, chính xác là chất gì? Có những tác hại gì? Trong thực tế, bản thân nitrite là một loại chất tồn tại rộng rãi trong tự nhiên. Trong thực phẩm và trong nước cũng có nitrite. Nói về các nguyên tắc cơ bản, nitrite tồn tại trong thực phẩm không phải như mọi người cho rằng nó tự sản sinh ra, chất này chủ yếu là do chất tổng hợp nitrat do enzym tồn tại trong bản thân thực phẩm hoặc là do enzyme của vi khuẩn phản ứng sản sinh ra. Tại sao nitrite gây ung thư? Mọi người đều nói nitrite là chất gây ung thư, thực tế bản thân nó không có vấn đề gì, không gây tổn thương cho con người, càng không gây ung thư. Tuy nhiên điều đáng chú ý, nitrite khi đi vào cơ thể, kết hợp với hemoglobin để tạo thành nitrosamine. Chất này được gọi là chất "gây ung thư" đối với cơ thể con người. Nitrite có thể gây ung thư, chứ không nhất định là nó sẽ gây ung thư Bất kỳ phản ứng nào cũng đều phải nói đến liều lượng, nếu thực phẩm có chất dẫn đến tổn thương hay là ung thư, đều phải có một giới hạn “lượng”. Nếu đạt đến “lượng” này, mới dẫn đến nguy hiểm, còn nếu không đạt được thì sẽ không gây nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Ví dụ, nếu không có bất cứ thay đổi nào, thức ăn mới làm sau khi cho vào tủ lạnh cất trữ, trải qua một ngày trị số nitrite sẽ tăng từ 3mg/kg lên 7mg/kg. Thực tế, phạm vi này ảnh hưởng không nhiều tới sức khỏe. Vậy thức ăn thừa, làm thế nào để khi ăn được an toàn? Thức ăn thừa cần phải lưu trữ hợp lý Đối với thức ăn thừa, hạn chế dùng đũa hoặc các dụng cụ chế biến để lật đảo nhiều lần, khi lưu trữ cần lựa chọn loại hộp tốt, đậy kín là yêu cầu căn bản nhất, ngoài ra, lữu trữ thức ăn cần phải lựa chọn vị trí ở tủ lạnh thích hợp, nhiệt độ tương đối thấp, thì việc lưu trữ càng an toàn hơn. Không nên lưu trữ món rau thừa qua đêm Rau trải qua thời gian lưu trữ sẽ sản sinh một lượng lớn chất nitrit, còn đối với các loại thịt căn bản là không sản sinh nitrit, kiến nghị không nên để rau qua đêm, nấu xong nên ăn luôn, như vậy cơ thể mới hấp thu được nhiều dinh dưỡng từ rau. Khi ăn lại thức ăn dư thừa cần phải được làm nóng Đối với thức ăn thừa, cần phải hâm nóng hoàn toàn khi ăn lại. Điều này có thể làm giảm lượng nitrit, đồng thời cũng tốt cho đường tiêu hóa. Trong cuộc sống cần làm gì để giảm lượng nitrite? Trước hết, thực phẩm thịt chế biến có chứa nhiều chất nitrite hơn, bởi vì việc cho thêm nitrite có thể giúp bảo vệ màu sắc, chống phân hủy và giữ hương vị, các thực phẩm đó là xúc xích, giăm bông, thịt xông khói,… ăn ít các thực phẩm này chính là phương pháp giảm nitrite. Thứ hai, đối với cái gọi là "thức ăn thừa", cần phải cho vào tủ lạnh bảo quản kịp thời, giảm thiểu sự sản sinh nitrie Cuối cùng, với món dưa muối, không nên ăn dưa muối xổi để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể. Nitrosamine là hợp chất có khả năng gây ung thư hàng đầu. Để đảm bảo sức khỏe, khuyên mọi người nên ăn uống một cách khoa học. Ăn nhiều các loại rau củ quả, thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn dư thừa. Khi ăn thức ăn dư thừa thì cần phải xử lý một cách khoa học. Theo eva.vn 09/12/2018 Nguồn: https://eva.vn/suc-khoe/an-do-thua-bi-ung-thu-chuyen-gia-ly-giai-su-that-ma-nhieu-nguoi-van-luon-tin-c131a375788.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|