top-banner-2

Thứ tư, 30/10/2013, 08:56 GMT+7

Đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam sau 3 năm trì hoãn

Thứ tư, 30/10/2013, 08:56 GMT+7

Trong báo cáo vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã cơ bản đồng ý với những khuyến nghị trong báo cáo mà JICA đề xuất mới đây.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã nghiên cứu 2 tuyến Hà Nội - Vinh dài 284km với vốn đầu tư 10,2 tỷ USD và TP HCM - Nha Trang dài 366 km với chi phí 9,9 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trước năm 2030.

Theo đó, với đề án đường sắt Bắc Nam, JICA đã đưa ra 4 kịch bản:

A1 là các dự án cải tạo để đảm bảo an toàn chạy tàu với khổ đường đơn, không điện khí hóa, tốc độ tàu 90km/h, thời gian chạy 29 giờ;

Phương án A2 tăng cường năng lực vận tải cho tuyến đường sắt đơn hiện tại cũng với tốc độ 90km/h, thời gian chạy tàu 25 giờ, năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm, chi phí đầu tư là 1,8 tỷ USD.

Phương án B1 tăng cường năng lực vận tải bằng cách đường đôi hóa, nâng tốc độ chạy tàu lên 120 km một giờ, thời gian chạy 15,6 giờ, chi phí 14,5 tỷ USD.

Phương án B2 kết hợp đường đôi hóa (sử dụng khổ đường 1.435 mm) và điện khí hóa để tốc độ chạy tàu tối đa là 150 km/h trở lên, thời gian chạy 12,7 giờ, chi phí 27,7 tỷ USD.

Thẩm định những phương án của JICA, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT và Chính phủ lựa chọn phương án A2 và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc cho tàu khách với phân kỳ đầu tư hợp lý, phù hợp với nguồn lực của Việt Nam trong 5-10 năm tới.

JICA cũng gợi ý xây dựng một trong 3 đoạn đường đầu tiên để thực nghiệm là Ngọc Hồi - Phủ Lý, Huế - Đà Nẵng, Long Thành - Thủ Thiêm với đoạn đầu tiên bắt đầu từ Hà Nội - Phủ Lý (dài 40 km). Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) lại cho rằng đoạn quan trọng đầu tiên lại từ sân bay Long Thành đến Thủ Thiêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá sự khác biệt này là không đáng kể.

Năm 2010, Quốc hội đã bác dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình. Bên cạnh những ý kiến cho rằng cần thiết phải vay vốn đầu tư làm ngay thì nhiều ý phản đối cho rằng hiệu quả kinh tế của dự án quá thấp, số vốn quá lớn, chiếm phân nửa GDP của Việt Nam, sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho hậu thế.

Như vậy, sau hơn 3 năm bị Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc vì quá tốn tiền (56 tỷ USD), dự án này lại được tái đề xuất xây dựng với mức giá tiết kiệm đáng kể.

Người đăng: QH


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam sau 3 năm trì hoãn

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc