Tách 13 quận TPHCM thành chính quyền riêng biệt |
Thứ hai, 30/09/2013, 11:07 GMT+7 |
Tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng Nhân dân Tp.HCM đã thông qua đề án “chính quyền đô thị” trên cơ sở đệ trình của UBND thành phố. Theo đó, Chính quyền đô thị trong thời gian tới tại Tp.HCM sẽ được tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bao gồm chính quyền Tp.HCM là thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền bốn đô thị thành lập mới trên cơ sở 13 quận hiện hành. Chính quyền Tp.HCM có hội đồng nhân dân và UBND, quy mô toàn bộ 24 quận, huyện hiện nay, đóng vai trò vừa là chính quyền cấp trực thuộc trung ương, vừa là chính quyền đô thị của 13 quận nội thành. Bốn đô thị thành lập mới sẽ có chính quyền riêng, tạm gọi là chính quyền Đông, Tây, Nam, Bắc là cấp chính quyền cơ sở. Tại các phường có cơ quan đại diện hành chính của chính quyền thành phố trực thuộc gọi là ủy ban hành chính, do UBND thành phố trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tại phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu hội đồng nhân dân đều nhất trí, ủng hộ đề án và cho rằng Tp.HCM cần thiết phải có mô hình này để phát triển cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Mô hình này cũng giúp thành phố hoàn toàn tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong thu chi, khắc phục cơ bản cơ chế xin - cho trong ngân sách. Bên cạnh đó, với mô hình mới, Tp.HCM cũng sẽ chủ động được việc lựa chọn, đào tạo, bố trí nhân sự phù hợp với thực tế, đặc biệt là nâng cao hiệu quả trong công việc. Các đại biểu cũng đề nghị thành phố cần vạch ra, mô tả rõ các bước đi cơ bản ngay từ khi mô hình được triển khai thí điểm để người dân nhìn thấy lợi ích của mình trong mô hình, từ đó mới có sự hưởng ứng đồng tình hơn từ phía người dân. Dự kiến, sau khi thông qua, đề án sẽ được tiếp tục trình lên Chính phủ, trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 10 tới. Trước đó, trong đề án của mình, UBND Tp.HCM cho biết, với diện tích gần 2.100 km2, gồm 19 quận và 5 huyện với dân số gần 10 triệu người, Tp.HCM là một trong 40 đô thị đông dân nhất thế giới. Hiện thành phố này cũng là trung tâm kinh tế - xã hội, đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay đang ngày càng bộ lộ nhiều bất cập so với yêu cầu quản lý và phát triển đô thị, đặc biệt là mô hình quản lý 3 cấp (thành phố, quận huyên và xã phường) cho thấy kém hiệu quả do quá cồng kềnh, trùng lắp nhiều chức năng, trách nhiệm không rõ ràng… Đặc biệt, với mô hình chính quyền hiện tại khiến cho nhiều hoạt động không thực quyền mà chỉ mang tính hình thức, không có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp. Việc tách 13 quận thành một chính quyền riêng biệt sẽ tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho thành phố trong quản lý và phát triển kinh tế, xã hội. Cũng tại kỳ họp, ngày 27/9, Hội đồng nhân dân Tp.HCM đã bầu bổ sung ông Lê Thanh Liêm, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố giữ chức Phó chủ tịch UBND Tp.HCM nhiệm kỳ 2011 - 2016, thay cho ông Lê Minh Trí đã được điều động, bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Nội chính Trung ương. Theo đó, Chính quyền đô thị trong thời gian tới tại Tp.HCM sẽ được tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bao gồm chính quyền Tp.HCM là thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền bốn đô thị thành lập mới trên cơ sở 13 quận hiện hành. Chính quyền Tp.HCM có hội đồng nhân dân và UBND, quy mô toàn bộ 24 quận, huyện hiện nay, đóng vai trò vừa là chính quyền cấp trực thuộc trung ương, vừa là chính quyền đô thị của 13 quận nội thành. Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|