10 bí quyết để có phong cách chuyên nghiệp |
Thứ sáu, 26/07/2013, 09:01 GMT+7 |
Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của một phong cách chuyên nghiệp đối với thành công trong sự nghiệp. Nhưng làm thế nào để có được một phong cách như vậy? Xét cho cùng, không có ai hướng dẫn cụ thể cho bạn cách để thể hiện sự chuyên nghiệp. Thay vào đó, bạn phải tự mình học hỏi thông qua quan sát và rút kinh nghiệm, nhưng việc đó không hề dễ. Dưới đây là 10 yếu tố quan trọng của một phong cách chuyên nghiệp mà bạn nên rèn luyện ngay trong giai đoạn đầu của sự nghiệp: 1. Chú ý tới các quy tắc về văn hóa trong công ty và tuân thủ những quy tắc đó Nếu bạn quan sát xem những người khác trong cơ quan ứng xử và làm việc ra sao, bạn sẽ học được tất cả những điều quan trọng về “chúng tôi sống ở đây như thế nào”. Chẳng hạn, bạn có thể quan sát thấy mọi người trong công ty luôn đến đúng giờ trong các cuộc họp, nói nhỏ hơn khi người khác đang nghe điện thoại, hoặc gửi email cho những vấn đề không thực sự cấp bách. Đây là những tín hiệu quan trọng về những gì mà công ty kỳ vọng ở hành vi của chính bạn. Bạn sẽ bị đánh giá là không biết “nhập gia tùy tục” nếu phớt lờ những tín hiệu đó. 2. Thể hiện sự vui vẻ và lịch sự với mọi người, ngay cả khi bạn không thích họ Bạn sẽ phải làm với những người mà bạn không quan tâm, thậm chí cả những người không dễ chịu cho lắm. Bạn sẽ càng thể hiện được sự chuyên nghiệp nếu bạn không để cho họ biết được bạn đang nghĩ gì về họ, thay vào đó vẫn thân thiện, lịch sự và dễ làm việc cùng. 3. Thái độ nghiêm túc Nếu bạn mắc lỗi hoặc hoặc khi công việc không diễn ra suôn sẻ, đừng phủ nhận sai lầm hoặc sử dụng những cách phản ứng tiêu cực kiểu như: “Tôi không ra gì”. Thay vào đó, hãy dũng cảm nhận trách nhiệm của bạn. Thái độ làm việc liên túc còn bao gồm: 4. Lên tiếng khi công việc không được hoàn thành đúng thời hạn hoặc khi có vấn đề phát sinh Sự làm chủ công việc được thể hiện một phần khi bạn chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên trong trường hợp tình hình không diễn ra như dự kiến thay vì phớt lờ và hy vọng là sẽ không có ai để ý. 5. Nhận thức được rằng, việc nhận những phản hồi về công việc của bạn, ngay cả những phản hồi mang tính phê bình, là một phần của công việc, không phải chuyện cá nhân Việc bạn trở nên giận dữ, “gân cổ lên cãi” hay biến thành chuyện cá nhân khi cấp trên đưa ra những lời phản hồi liên quan đến công việc có thể trở thành những cái bẫy đối với chính bạn. Ngoài ra, cách phản ứng đó còn làm giảm hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Xét cho cùng, nếu bạn quan tâm tới công việc và muốn tiến bộ, thì bạn hẳn muốn biết bạn cần khắc phục những yếu điểm nào. 6. Viết lách rõ ràng và chuyên nghiệp Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ viết sai chính tả hoặc ngữ pháp, câu cú luôn ngắn gọn, rõ ràng và thoát ý. Ngôn từ bạn sử dụng không cần phải tới mức quá trịnh trọng, nhưng những thứ bạn viết ở cơ quan nhất định không thể dùng những từ ngữ suồng sã như viết cho bạn bè. 7. Thể hiện sự linh hoạt Giờ làm việc mỗi ngày có thể chính thức kết thúc vào lúc 5h chiều, nhưng nếu cần thiết, bạn nên về muộn hơn 1 tiếng sau đó để hoàn thành xong công việc. Như vậy không có nghĩa là bạn bỏ qua những cam kết quan trọng trong cuộc sống riêng, nhưng bạn không nên bỏ công việc làm dở chỉ vì đã hết giờ. Tương tự, hãy linh hoạt đối với những thay đổi trong kế hoạch công việc, mục tiêu hoặc những vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình làm việc. 8. Xuất hiện một cách đáng tin cậy Trừ phi bạn đang ở trong kỳ nghỉ đã lên lịch từ trước hoặc thực sự bị ốm, bạn nên tới cơ quan làm việc khi mọi người kỳ vọng bạn ở đó. Hoàn toàn không ổn nếu bạn gọi điện xin nghỉ ốm nếu bạn say xỉn hoặc do thức khuya vào đêm hôm trước để xem bóng đá, hoặc đơn giản là do bạn không muốn đến cơ quan làm việc. 9. Giúp đỡ mọi người, và làm nhiều hơn mô tả công việc Một điều rất quan trọng giúp bạn đạt được uy tín của một người chuyên nghiệp - thứ sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích như những lựa chọn để kiếm được nhiều tiền hơn, vượt qua được những tình huống bất lợi… - là làm nhiều việc hơn yêu cầu tối thiểu. Điều đó có nghĩa là bạn luôn cần tìm cách để làm việc tốt hơn, giúp đỡ đồng nghiệp khi có thể, và không ngại bắt tay vào những dự án mới. 10. Đừng xem cấp trên như người đối lập với bạn Các sếp luôn muốn nhân viên làm việc tốt và đừng xem sếp như “kẻ thù”. Nhưng nếu bạn xem sếp chỉ là một người thi hành các nguyên tắc, phá vỡ những niềm vui của bạn và ép bạn phải làm những việc bạn không muốn làm, thì những suy nghĩ đó của bạn sớm muộn gì cũng lộ ra, và bạn sẽ bị nhìn nhận không mấy tốt đẹp. Thay vào đó, hãy cư xử với cấp trên như một người đồng nghiệp cùng làm việc trong nhóm của bạn, một người có quyền lực cao hơn bạn, nhưng có cùng mục tiêu với bạn. Theo DNSG Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|